Dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế

Dù vẫn còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhưng theo cơ quan chức năng, dịch tả lợn châu Phi (ASF) cơ bản đã được khống chế, không còn lan rộng như trước.

Dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế

Cơ sở giết mổ lợn Thy Thọ (thị xã Long Khánh, Đồng Nai) chuẩn bị lô hàng cung cấp cho một hệ thống siêu thị - Ảnh: A LỘC

Đến cuối ngày 8-4, theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), có 5 ổ dịch địa phương tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình và Hòa Bình đã qua 30 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới, đủ điều kiện công bố hết dịch.

Trong khi đó, sau một thời gian thận trọng hơn với thịt lợn, tâm lý người tiêu dùng cũng được cải thiện, nên lượng heo tiêu thụ thời gian gần đây đã tăng trở lại, giá thịt lợn cũng dần phục hồi.

Nhiều địa phương đã dập được dịch

Ngày 8-4, ông Bùi Duy Quang - Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư (Ninh Bình) - cho biết địa phương này vừa ban hành quyết định về việc công bố hết ASF tại xã Ninh Khang, sau khi qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới.

Trước đó, ngay khi phát hiện ổ dịch tại một hộ chăn nuôi trên địa bàn, UBND huyện Hoa Lư đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện cùng UBND xã Ninh Khang tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng vùng dịch và khu vực xung quanh.

Ngoài ra, địa phương này cũng lập 6 chốt kiểm dịch động vật hoạt động 24/7, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh kịp thời, đồng thời yêu cầu các chủ hộ chăn nuôi không giết mổ, không bán chạy lợn bệnh, lợn chết.

Sau một tháng tích cực chống dịch, trên địa bàn huyện Hoa Lư nói chung và xã Ninh Khang không phát hiện thêm ổ dịch mới, huyện đã công bố hết dịch, mọi hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn được phép trở lại bình thường.

Trước đó ngày 5-4, UBND huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã công bố hết ASF tại xã Hợp Thanh. Ngày 28-3, quận Long Biên (Hà Nội) cũng công bố hết dịch tại phường Ngọc Thụy.

Ông Đàm Xuân Thành - phó cục trưởng Cục Thú y - cho biết theo quy định của Luật Thú y, sau 30 ngày ổ dịch tại các xã không có dịch phát sinh, địa phương (huyện hoặc tỉnh) sẽ công bố hết dịch.

"Việc công bố hết dịch sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể vận chuyển lợn sống và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn diễn ra bình thường trong nội tỉnh, đồng thời có thể tái đàn theo quy định", ông Thành nói.

Với lợn và các sản phẩm thịt lợn từ các vùng dịch, theo ông Thành, các địa phương đều lập chốt, không cho vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra khỏi khu vực có dịch, chưa kể các tỉnh đều có chốt kiểm dịch nên nguy cơ lây lan từ con đường này rất thấp.

"Riêng các trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn sạch nằm trong vùng dịch muốn vận chuyển lợn tiêu thụ vẫn phải kiểm tra, nếu dương tính phải tiêu hủy. Quan điểm là vừa tạo thuận lợi vừa đảm bảo an toàn cho cơ sở chăn nuôi và người dân", ông Thành khẳng định.

Nhưng không chủ quan

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua Bộ NN&PTNT đã làm việc với các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi lớn, yêu cầu nâng cao an toàn sinh học, kiên quyết giữ đàn trong giai đoạn này.

Khi các địa phương có đủ điều kiện chăn nuôi sẽ có nguồn cung giống để phục hồi sản xuất. Bộ cũng đã họp nhiều lần về nghiên cứu sản xuất văcxin chống ASF để chuẩn bị trình Chính phủ về phương án nghiên cứu sản xuất văcxin.

"Nếu phát triển chăn nuôi lợn mà không có văcxin, chúng ta phải gánh chịu, phải sống chung với dịch", ông Tiến nói, đồng thời cho biết kinh nghiệm bùng phát ASF tại Việt Nam thời gian qua cho thấy đa số dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trong khi an toàn sinh học và vệ sinh thú y đối với các hộ chăn nuôi này còn rất thấp.

Cũng theo ông Tiến, trong quá trình chỉ đạo chống dịch, cơ quan chức năng luôn chỉ đạo an toàn sinh học phải ở mức rất cao, trong đó yêu cầu các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải phun thuốc, rắc vôi sát trùng, cả trong và ngoài chuồng, từ nhà ra đến đường đi lại.

Việc sử dụng thức ăn dư thừa tại các nhà hàng, khu công nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn tới phát sinh ASF nên người dân cần lưu ý khi sử dụng thức ăn dư thừa để nuôi lợn.

Trước khi một số địa phương công bố hết dịch, ASF đã xuất hiện tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 73.000 con lợn bệnh và buộc phải tiêu hủy.

Do đó theo ông Tiến, dù dịch ASF có dấu hiệu chững lại nhưng các địa phương vẫn phải chủ động, quyết liệt. "Nếu chủ quan và lơ là trong phòng chống dịch, chắc chắn hậu quả sẽ xảy ra rất khó lường", ông Tiến khuyến cáo.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.