Điều tiết hợp lý, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiếu nước gây ra

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Giám đốc Sở Công Thương chỉ đạo ngành điện có phương án ưu tiên cung cấp đủ nguồn điện và ổn định cho công tác bơm nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Điều tiết hợp lý, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiếu nước gây ra

UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu điều tiết phân phối nguồn nước hợp lý, tiết kiệm để đảm bảo sản xuất vụ hè thu an toàn, ăn chắc

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành công điện về việc tăng cường công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2020, trong đó nêu rõ, hiện đang là thời kỳ cao điểm các địa phương tập trung gieo, cấy lúa Hè Thu; do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt kéo dài, lượng bốc hơi lớn;

Mặc dù nguồn nước của các công trình thủy lợi đảm bảo cấp đủ lượng nước cho sản xuất và dân sinh, nhưng công tác điều tiết, phân phối nước trong thời gian qua tại một số địa phương, đơn vị đang chủ quan, chưa tập trung cao, cấp nước chưa kịp thời, dẫn đến nhiều diện tích chưa có đủ nước để gieo, cấy, thiếu nước tưới cục bộ, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất lúa vụ Hè Thu.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh thời tiết nắng nóng gay gắt có khả năng kéo dài đến hết tháng 6/2020, khả năng không cấp nước kịp thời cho sản xuất vụ Hè Thu năm 2020 là rất lớn nếu các địa phương, đơn vị không có phương án cụ thể.

Để đảm bảo công tác tưới nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vụ Hè Thu năm 2020, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiếu nước gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi tổ chức kiểm tra, đánh giá ngay những diện tích lúa Hè Thu đã gieo, cấy, diện tích sản xuất chưa có nước để gieo, cấy, nhất là những vùng ở cuối các tuyến kênh tưới; xây dựng phương án để huy động lực lượng, Nhân dân ra đồng tập trung lấy nước phục vụ sản xuất.

Các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã để huy động nhân lực, vật lực, kinh phí tập trung chống hạn, điều tiết phân phối nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, tránh tranh chấp về nước.

Các đơn vị quản lý cống ngăn mặn - giữ ngọt phải thường xuyên kiểm tra độ mặn trong nước để có kế hoạch đóng, mở cống hợp lý đảm bảo phòng, chống xâm nhập mặn; thông báo và yêu cầu các chủ quản lý trạm bơm sử dụng nguồn nước ở những vùng có ảnh hưởng thuỷ triều phải kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước vào ruộng, tránh bơm phải nước có độ mặn cao.

Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam Hà Tĩnh phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đặc biệt là địa phương có vùng tưới cuối các tuyến kênh N2, N4, N6, N7, N8 thuộc hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ hiện đang bị chậm nước để có giải pháp cấp nước, lấy nước hợp lý, tránh tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra.

Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 và UBND các huyện: Đức Thọ, Can Lộc xây dựng kế hoạch lấy nước phù hợp để vừa thi công vừa đảm bảo cấp nước trên hệ thống kênh Linh Cảm; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá chất lượng nước tưới, ảnh hưởng chất lượng nước đến các đối tượng sử dụng nước trên hệ thống (nếu có) để có giải pháp cấp nước phù hợp.

Giám đốc Sở Công Thương chỉ đạo ngành điện có phương án ưu tiên cung cấp đủ nguồn điện và ổn định cho công tác bơm nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã; các công ty TNHH một thành viên thủy lợi tổ chức triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh; thường xuyên tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT để chỉ đạo.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.