Dưa lưới nhà màng ở nơi “nóng nhất Việt Nam” đạt năng suất cao, thu lãi khá

(Baohatinh.vn) - Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ bước đầu đạt hiệu quả cao đã cho thấy người nông dân ở “chảo lửa túi mưa” Hương Khê (Hà Tĩnh) có thể hạn chế rủi ro bởi thời tiết, vươn lên làm giàu từ nông nghiệp.

Dưa lưới nhà màng ở nơi “nóng nhất Việt Nam” đạt năng suất cao, thu lãi khá

Dù thời tiết khắc nghiệt, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của hộ ông Nguyễn Đình Sáng (xã Lộc Yên) vẫn phát triển tốt...

Hương Khê là huyện phải chịu nhiều tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Bao đời nay, hiệu quả sản xuất nông nghiệp của người dân chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thời tiết. Gần đây, tiếp cận với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ngay cả trong thời điểm nắng hạn đỉnh điểm, cây trái của các mô hình vẫn phát triển tươi tốt, năng suất, chất lượng cao.

Chúng tôi có cơ hội cùng lãnh đạo huyện Hương Khê đến thăm mô hình sản xuất dưa lưới công nghệ cao của ông Nguyễn Đình Sáng, xã Lộc Yên. Sau nhiều năm trồng nhiều loại cây nông nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế không có sự ổn định, đầu năm 2020, ông Sáng đã quyết định đầu tư hệ thống nhà màng trên diện tích 2.000 m2 để trồng dưa lưới các loại.

Sau những lo lắng ban đầu về tính thích nghi, đến nay, trên 6.000 cây dưa đang chuẩn bị cho thu hoạch (mỗi cây thường chỉ giữ lại 1 quả, trọng lượng bình quân mỗi quả đạt từ 1,3 đến 1,5 kg) với sản lượng khoảng 8 tấn.

Dưa lưới nhà màng ở nơi “nóng nhất Việt Nam” đạt năng suất cao, thu lãi khá

Trên 6.000 cây dưa lưới của ông Trần Đình Sáng đang chuẩn bị cho thu hoạch, trọng lượng bình quân mỗi quả đạt từ 1,3 đến 1,5 kg.

Theo ước tính ban đầu, với giá bán khoảng hơn 40 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ sản xuất sẽ thu về trên 120 triệu đồng. Con số này ước tính sẽ còn được nâng lên khi đưa vào những giống có năng suất cao hơn và giảm bớt chi phí nhờ có kinh nghiệm hơn trong sản xuất.

Ông Sáng tâm sự, tôi thấy khí hậu ở Hương Khê rất khắc nghiệt nên luôn muốn xây dựng mô hình trong nhà màng. Vì vậy, được sự hỗ trợ, ủng hộ của chính quyền địa phương, chúng tôi gom góp, vay mượn vốn để triển khai ngay. Đầu năm 2020, gia đình đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà màng, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tự động điều chỉnh về thời gian tưới, số giọt mỗi lần tưới, tùy vào nhu cầu nước ở từng thời kỳ phát triển của cây.

Dưa lưới nhà màng ở nơi “nóng nhất Việt Nam” đạt năng suất cao, thu lãi khá

Nhiều nông dân ở Hương Khê đang tiếp nối thành quả, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Mặc dầu thời tiết trong nhiều tháng qua ở huyện Hương Khê nắng nóng gay gắt (từ 40 đến 42oC) nhưng cây dưa lưới vẫn phát triển tốt, cho năng suất, hiệu quả cao. Hiện tại, kết quả rất thuận lợi cho thấy làm nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đúng đắn và tất yếu trong thời gian tới.

Được biết, huyện Hương Khê đang phối hợp cùng Sở KH&CN để tiến tới xây dựng mô hình nhà màng công nghệ cao bài bản, quy mô 2.500 m2 tại xã Hương Trà.

Dưa lưới nhà màng ở nơi “nóng nhất Việt Nam” đạt năng suất cao, thu lãi khá

Huyện Hương Khê đang tiếp tục phối hợp hỗ trợ đầu tư các mô hình nhà màng công nghệ cao bài bản, khoa học.

Ngoài ra, trên địa bàn, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng thực nghiệm khoa học vào sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap cho các loại cây trồng, đầu tư xây dựng nhà lưới để sản xuất các sản phẩm rau, quả, ứng dụng công nghệ vào chăm sóc cây con như tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa…

Dưa lưới nhà màng ở nơi “nóng nhất Việt Nam” đạt năng suất cao, thu lãi khá

Mỗi mô hình nhà màng công nghệ cao có diện tích trên 1.000 m2 sẽ được huyện hỗ trợ 100 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Phan Kỳ cho biết, ngoài việc phát triển những loại cây chủ lực của địa phương, chúng tôi đang đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện cũng ban hành chính sách hỗ trợ 100 triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất xây dựng nhà màng có quy mô 1.000m2 trở lên. Đáng mừng là các mô hình trồng dưa trong nhà màng được triển khai ở địa phương bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận.

Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi mới, có nhiều triển vọng đối với địa phương thường xuyên chịu sự khắc nghiệt của khí hậu như Hương Khê. Vì vậy, chính quyền địa phương và người dân đang tích cực tìm kiếm thị trường, liên kết tạo sự ổn định để có hướng nhân rộng, phát huy hiệu quả mô hình trên địa bàn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.