Dưa lưới nhà màng ở Thạch Hà phát triển mạnh nhờ chính sách tiếp sức

(Baohatinh.vn) - Từ sự tiếp sức của các chính sách, người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã nhân rộng nhiều mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình dưa lưới trồng trong nhà màng có mặt đầu tiên tại Thạch Hà vào năm 2018. Khi đó, dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh dưa lưới nhà màng” do Sở KH&CN phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà hỗ trợ, thực hiện triển khai ở 5 hộ dân thuộc xã Bắc Sơn (nay là xã Lưu Vĩnh Sơn).

a6.jpg
Chị Dương Thị An, thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn là một trong những hộ dân đầu tiên ở Thạch Hà trồng dưa lưới trong nhà màng.

Là một trong những hộ dân tham gia dự án, chị Dương Thị An (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) cho biết: “Năm 2018, gia đình tôi được hưởng chính sách hỗ trợ của dự án với 50% kinh phí xây dựng nhà màng, hệ thống phun tưới tự động, hỗ trợ 100% giống và được cán bộ chuyên môn hướng dẫn trực tiếp về quy trình kỹ thuật sản xuất. Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, vụ mùa đầu tiên đã đem về cho gia đình hơn 40 triệu đồng tiền lãi”.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế rõ nét từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, được tiếp sức từ chính sách của HĐND huyện, năm 2021, chị An tiếp tục phát triển diện tích sản xuất từ 500m2 lên 1.000m2. Mỗi năm với 2 vụ mùa thu hoạch, đầu ra ổn định, gia đình chị An có nguồn thu ổn định.

4 copy.jpg
Mỗi năm với 2 vụ mùa thu hoạch, đầu ra ổn định, gia đình chị An có nguồn thu ổn định.

Cùng với gia đình chị An, trên địa bàn xã Lưu Vĩnh Sơn từ 5 hộ dân ban đầu, đến nay đã có 71 hộ xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất dưa lưới nhà màng với tổng diện tích hơn 3,5ha. Các mô hình được hưởng chính sách hỗ trợ của HĐND huyện Thạch Hà với tổng kinh phí trên 3,5 tỷ đồng.

Cùng đó, HĐND xã cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ, kích cầu với mỗi mô hình có diện tích từ 200m2 trở lên sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng. Đến nay, địa phương đã hỗ trợ cho 20 mô hình, tổng kinh phí 200 triệu đồng.

a1.jpg
Lãnh đạo huyện Thạch Hà kiểm tra các mô hình dưa lưới được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của huyện.

Cũng như ở Lưu Vĩnh Sơn, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đang phát triển mạnh ở các xã: Thạch Xuân, Thạch Lạc, Thạch Hội… Ông Dương Xuân Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân cho biết: “Thực tế trong quá trình sản xuất, nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất khép kín trong nhà màng, sử dụng hệ thống phun tưới tự động đã hạn chế tối đa côn trùng, sâu bệnh gây hại giúp cây dưa phát triển tốt. Trung bình, mỗi mô hình với diện tích 500m2 cho doanh thu 40 triệu đồng/vụ, mỗi năm sản xuất hai vụ (từ tháng 3 đến tháng 8) đã đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn đã có 12 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới nhà màng, tổng diện tích 6.000m2”.

Từ hiệu quả mô hình, để kích cầu người dân phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, năm 2020, HĐND huyện Thạch Hà đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/HĐND; năm 2023, ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

2 nghị quyết được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2020 - 2023 với nội dung hỗ trợ tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống nhà lưới đảm bảo theo thiết kế mẫu của UBND huyện ban hành để làm vườn ươm giống hoặc sản xuất các loại rau, củ, quả, thực phẩm có giá trị kinh tế cao; quy mô tối thiểu từ 200m2 trở lên được hỗ trợ 100.000 đồng/m2 chi phí xây dựng hệ thống nhà lưới, các thiết bị phục vụ sản xuất nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

2 copy.jpg
Có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà màng, đầu ra ổn định, người dân Thạch Hà mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất dưa lưới.

Cùng với nghị quyết của huyện, nhiều xã cũng ban hành chính sách đi kèm hỗ trợ phát triển mô hình như: HĐND xã Lưu Vĩnh Sơn hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình có diện tích từ 200m2 trở lên; HĐND xã Thạch Lạc hỗ trợ 5 triệu đồng/mô hình; HĐND xã Thạch Hội hỗ trợ 20 triệu/mô hình với diện tích trên 200m2...

Với sự hỗ trợ của chính sách, nhiều người dân đã nhanh chóng tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế với mô hình trồng dưa lưới nhà màng. Theo đó, từ năm 2020 đến nay, HĐND huyện đã phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho 115 mô hình trồng dưa lưới với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Tổng diện tích sản xuất dưa lưới nhà màng hiện nay hơn 7,3ha. Từ 1 xã ban đầu, mô hình đã được nhân rộng tại nhiều địa phương trong huyện như: Thạch Sơn, Thạch Xuân, Thạch Hội, Nam Điền, Thạch Lạc, Thạch Ngọc, Thạch Khê, thị trấn Thạch Hà...

Toàn huyện có 2 ha diện tích sản xuất được chứng nhận VietGAP.
Toàn huyện có 2 ha diện tích sản xuất được chứng nhận VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Duy - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Mô hình sản xuất dưa lưới nhà màng đã khẳng định hiệu quả kinh tế, phù hợp xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, tiến tới sản xuất bền vững. So với canh tác truyền thống, hệ thống chăm sóc cây trồng trong nhà màng, nhà lưới hiện đại mang lại nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm nhân công, chất lượng và sản lượng cây trồng đều nâng lên. Đến nay, trên địa bàn có 2ha diện tích sản xuất được chứng nhận VietGAP tại các xã Thạch Lạc, Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hội; riêng sản phẩm dưa lưới của nông dân xã Lưu Vĩnh Sơn đã được chứng nhận sản phẩm OCOP.

Cũng theo ông Duy, năm 2024, huyện Thạch Hà tiếp tục xây dựng sản phẩm dưa lưới OCOP và nhân rộng diện tích dưa lưới được chứng nhận VietGAP. UBND huyện Thạch Hà đang xây dựng kế hoạch, triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, đô thị văn minh và phát triển văn hóa năm 2024, trong đó tiếp tục hỗ trợ người dân kinh phí xây dựng hệ thống nhà lưới để sản xuất rau, củ, quả.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.