Đường, axit trong cơ thể và nguy cơ bệnh tật

Các công trình nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra mối liên quan giữa lượng đường, nồng độ acid trong cơ thể với các loại bệnh tật như tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, ung thư... Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để phòng tránh các bệnh này.

Chế độ ăn uống hiện đại của chúng ta khiến cho cơ thể không có khả năng để tiêu thụ lượng đường dư thừa. Đường xuất hiện ở khắp mọi nơi: trong nước ngọt, nước trái cây, kẹo, bánh và ẩn giật trong vô số thực phẩm khác mà chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trong thành phần ghi trên bao bì của các loại thực phẩm như sốt cà chua, sữa chua, sốt spaghetti... Nó ẩn mình trong nhiều loại sirô với lượng fructose, sucrose, dextrose cao hoặc trong chất làm ngọt nhân tạo... Thậm chí ngay cả trong những thực phẩm được cho là tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như mật ong, mật hoa cây thùa, đường phong... tất cả đều có ảnh hưởng tới cơ thể.

Tác hại của đường

Mặc dù cũng giống như thuốc lá, cảnh báo về sự nguy hại của đường có mặt ở khắp mọi nơi như: tiêu thụ đường gây sâu răng, bệnh tiểu đường và béo phì... nhưng người ta vẫn hồn nhiên sử dụng nó. Lấy ví dụ như sữa ngô, một sản phẩm được nhiều người lựa chọn mặc dù hàm lượng fructose (một loại đường trong thành phần của các loại thực phẩm chế biến sẵn nếu dùng nhiều tác động lên não có thể liên quan đến béo phì) có trong sữa ngô là rất cao.

duong axit trong co the va nguy co benh tat

Rau quả giúp cân bằng acid trong cơ thể.

Một tác dụng phụ ít được biết đến của tất cả đường có trong thực phẩm được liệt kê ở trên là ảnh hưởng của nó trên cơ thể và độ pH (pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro (H+). Nước được chia tách thành ion H+ và OH-. Khi có một sự dư thừa của H+ thì nó có tinh axit, nếu các ion OH- nhiều hơn thì có tính kiềm) đậm đặc của nó dẫn đến hậu quả nặng nề đối với các vấn đề về thể chất - nguyên nhân dẫn đến bệnh mạn tính và có khả năng đe dọa tính mạng. Nếu như chúng ta nhận thức được điều này, có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chế độ ăn của mình.

Đường và những thực phẩm có đường đang đầu độc chúng ta một cách ngấm ngầm. Và nồng độ axit trong cơ thể cũng là một điều “ngấm ngầm” tương tự.

Và nồng độ acid trong cơ thể

Một lượng pH bình thường trong cơ thể là 7,35-7,45. Bất kỳ chỉ số nào ngoài phạm vi này trong cả hai hướng đều có thể gây những hậu quả nguy hiểm. Nếu độ pH tăng hay giảm đột ngột sẽ khiến ta mắc bệnh nghiêm trọng.

Có nhiều người trong chúng ta luôn làm tăng độ pH cơ thể có tính axit dẫn đến dư axit do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường. Điển hình là người Mỹ trung bình tiêu thụ 152 pound (68,856kg) đường mỗi năm. Đường (dưới mọi hình thức) đều có tính axit cao, bạn sẽ hiểu tại sao ăn thực phẩm có chứa nhiều đường góp phần vào độ pH cơ thể có tính axit.

Có rất nhiều bệnh bị gây nên do nồng độ axit cao như: loãng xương, sâu răng, béo phì, ung thư, ợ nóng, trào ngược dạ dày, viêm khớp, nhiễm trùng nấm men...

Khi cơ thể có tính axit, nó có cơ chế tại chỗ để chống lại điều đó và mang lại độ cân bằng pH cơ thể trở lại với 7,35-7,45 ở phạm vi lành mạnh. Ví dụ, nó kéo canxi từ xương để trung hòa độ pH axit, dẫn đến chứng loãng xương và sâu răng. Và mỡ hình thành để bẫy axit độc hại mà một hệ thống khác quá tải không thể bài tiết, dẫn đến béo phì.

Làm thế nào bạn có thể đo bao nhiêu đường tiêu thụ là đủ? Hãy lưu ý rằng một muỗng cà phê đường cát chứa 4 gram đường. Trong một lon soda có 33 gram đường, tương đương hơn 8 muỗng cà phê đường! Vậy, loại bỏ nước ngọt sẽ có một tác động lớn tới cơ thể vì nó là một trong những nguồn bổ sung đường nhiều nhất trong chế độ ăn của chúng ta. Thông thường, bạn thậm chí sẽ không biết bạn đang tiêu thụ đường nếu bạn không đọc nhãn. Nguồn đường ẩn thường gặp bao gồm: sốt cà chua, sốt mỳ Ý, nước sốt thịt nướng, sữa chua, bơ đậu phộng, thậm chí nước vitamin có 13 gram đường mỗi khẩu phần.

Lời khuyên cho bạn

May mắn thay, nhiều sản phẩm đường thay thế tự nhiên có lợi ích của việc có ít hoặc không có tác động trên chỉ số đường huyết của cơ thể, có nghĩa là nó có ít tác dụng trên nồng độ axit cơ thể. Nhưng hãy nhớ, những chất làm ngọt vẫn có pH axit, vì vậy điều độ là chìa khóa của việc kiểm soát đường. Phương pháp tự nhiên khác để tạo pH kiềm hơn (ít chua) cho cơ thể đó là:

Uống nhiều nước hơn (giúp loại bỏ axit dư thừa).

Ăn những thực phẩm có tính kiềm hơn (như rau bina, bông cải xanh, quả bơ, cà rốt, tỏi, táo).

Bổ sung kali citrate, magnesium citrate, và sodium bicarbonate (baking soda).

Cuối cùng, câu ngạn ngữ “Tri thức là sức mạnh” cho bạn sự hiểu biết đối với những tác động của đường vào nồng độ axit trong cơ thể. Trang bị những kiến thức mà đường có tác động sâu sắc đến sức khỏe tổng thể của bạn, bạn có thể có những lựa chọn tốt nhất cho chính mình và tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.

Theo SKĐS

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.