Việc xử lý chặt chẽ hơn các cáo buộc phân biệt chủng tộc là chủ đề chính của bộ luật kỷ luật FIFA đang được soạn thảo và sẽ có hiệu lực từ tuần tới. "Các vấn đề liên quan tới phân biệt chủng tộc (PBCT) và phân biệt đối xử (PBĐX) đã được cập nhật. FIFA đang nỗ lực trong cuộc chiến chống lại quyền con người cơ bản của các cá nhân", cơ quan cao nhất của bóng đá thế giới thông báo hôm thứ Năm.
Lệnh cấm tối thiểu đối với cầu thủ hoặc quan chức sẽ được tăng từ 5 lên 10 trận và nạn nhân có thể nhanh chóng tố giác lên các hội đồng xét xử của FIFA. "FIFA sẽ không bỏ rơi các nạn nhân của nạn PBCT. Đối với lần vi phạm đầu tiên, LĐBĐ của quốc gia hoặc câu lạc bộ liên quan sẽ phải thi đấu 1 trận với số lượng khán giả hạn chế và bị phạt ít nhất 20.000 franc Thụy Sỹ", FIFA cho biết thêm.
FIFA đang rất quyết tâm đẩy lùi nạn phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử
Trong những mùa giải gần đây, FIFA Cũng như UEFA thường không thể đưa ra các án phạt liên quan tới PBCT vì thiếu bằng chứng ngoài lời khai của các cầu thủ liên quan. Cơ quan cao nhất của bóng đá thế giới cũng đang chuẩn bị cung cấp tư vấn pháp lý miễn phí cho các bên và công bố các bản án theo dạng trực tuyến.
Để hiện đại hóa và cải thiện công việc của mình, FIFA đã làm việc với nhóm giám sát PBĐX hàng đầu thế giới là Fare, tổ chức có trụ sở tại London. Đạo luật mới của FIFA sẽ được áp dụng cho 211 liên đoàn thành viên và ngay tại các trận đấu ở vòng loại World Cup 2022.
FIFA cũng sẽ áp dụng các lệnh cấm chuyển nhượng đối với các câu lạc bộ đang dính tới các vụ kiện được xử lý nội bộ và tại Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS). Các lệnh cấm chuyển nhượng trước đây chỉ được áp dụng cho việc vi phạm các quy tắc để ký với cầu thủ trẻ thì nay sẽ được mở rộng cho các trường hợp nợ lương cầu thủ, huấn luyện viên hoặc nợ tiền các câu lạc bộ khác. Án phạt trước đó cho những hành vi này chỉ là trừ điểm ở giải đấu. VĐQG.
Động thái này của FIFA hướng tới sự minh bạch hơn đồng thời cho phép truyền thông tham gia và phát trực tiếp các vụ kiện. Điều này tuân theo phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu vào năm ngoái.