Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

(Baohatinh.vn) - Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên tàu cá sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác. Bởi vậy, Hà Tĩnh đang tích cực tăng cường công tác quản lý với mục tiêu cung cấp nguồn hải sản sạch đến người tiêu dùng.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Tàu thuyền có chiều dài trên 15m phải được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngư dân Trần Ngọc Quý – xóm Hải Hà, xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) cho biết: "Những năm gần đây, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thủy sản ngày một khắt khe. Bởi vậy, tàu của tôi phải đáp ứng các yêu cầu về cách bố trí, trang thiết bị, dụng cụ và cả hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo cung cấp cho thị trường hải sản an toàn và nâng cao giá trị sản phẩm.

Mới đây, thanh tra của Chi cục Thủy sản đã đến kiểm tra và hướng dẫn chúng tôi làm thủ tục để được cấp giấy Chứng nhận ATVSTP theo quy định mới. Với tôi, việc quản lý này là hết sức cần thiết để người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua hải sản đảm bảo chất lượng.”

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Hầm bảo quản hải sản sau khai thác phải đảm bảo theo đúng quy định

Ông Nguyễn Viết Hùng – Phụ trách phòng Khai thác Chi cục Thủy sản cho hay: Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn của người dân, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quy chuẩn 02-13:2009/ BNN - PTNT - Tàu cá - Điều kiện bảo đảm ATVSTP, quy định những điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các tàu đánh bắt, chế biến, thu mua và vận chuyển hải sản.

Để thực hiện quy chuẩn này, các tàu cá có chiều dài trên 15m phải đạt 10 chỉ tiêu khá cụ thể về kết cấu, bố trí trên tàu cá, trang thiết bị bảo quản sản phẩm, hóa chất bảo quản, hệ thống thoát nước thải, chất thải, dụng cụ làm vệ sinh, khử trùng.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị kinh tế

Gần đây, Chi cục Thủy sản đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn các chủ tàu thực hiện theo đúng những chỉ tiêu đã đề ra, giúp ngư dân nâng cao ý thức và góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, thẩm định được 10/139 tàu cá đáp ứng đủ điều kiện, chuẩn bị cấp giấy chứng nhận ATVSTP cho các tàu cá này.

“Công tác kiểm tra, thẩm định để cấp giấy chứng nhận ATVSTP trên địa bàn còn gặp một vài khó khăn. Trước hết, những tàu cá có chiều dài trên 15m đều khai thác vùng biển khơi, đánh bắt dài ngày và cập cảng ở nhiều tỉnh khác nên rất khó tiếp cận. Mặt khác, ý thức của một số chủ tàu chưa cao nên còn chần chừ, do dự khi phải bỏ ra 700 nghìn đồng để được cấp giấy chứng nhận ATVSTP” – ông Hùng chia sẻ.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Tàu thuyền có chiều dài dưới 15m phải ký cam kết hải sản khai thác đảm bảo ATVSTP

Ngay cả đối với những tàu cá dưới 15m cũng bắt buộc phải ký cam kết đối với các sản phẩm hải sản đánh bắt được phải đảm bảo ATVSTP, không sử dụng các loại hóa chất để bảo quản, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện, toàn tỉnh đã có 2400/3821 tàu ký cam kết thực hiện theo đúng quy định.

Giúp ngư dân Hà Tĩnh giữ hải sản tươi sạch ngay trên tàu cá

Văn phòng đại diện Thanh tra kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh từ kiên quyết từ chối tàu thuyền cập cảng khi chưa có giấy chứng nhận ATVSTP.

Theo ông Lê Đức Nhân – Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Tĩnh, để đánh giá tàu cá đảm bảo ATVSTP, các ngành liên quan ngoài việc kiểm tra, chấn chỉnh thì công tác tuyên truyền vẫn nên ưu tiên hàng đầu. Nếu chỉ làm giấy chứng nhận ATVSTP để đối phó, thì ngư dân sẽ không thay đổi được cách đánh bắt, bảo quản truyền thống, không nâng cao hiệu quả sản xuất và hải sản sạch đến tay người tiêu dùng vẫn mãi chỉ là trên giấy tờ.

Sở NN&PTNT vừa có công văn yêu cầu Văn phòng đại diện Thanh tra kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo ATVSTP trên tàu cá vào cập cảng. Trong đó, kiên quyết từ chối không cho các tàu cá có chiều dài 15m trở lên cập cảng khi chưa có giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.