Hà Tĩnh: Cam ít quả, người trồng "mất ăn, mất ngủ"!

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, người trồng cam trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung chăm sóc, hạn chế tối đa tình trạng rụng quả do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng và gió lào. Tuy nhiên, người dân đang “mất ăn, mất ngủ” vì cam quả ít, nguy cơ rụng cao hơn so với năm ngoái...

ha tinh cam it qua nguoi trong mat an mat ngu

Cũng như nhiều vườn đồi khác, năm nay, vườn cam của ông Lê Hữu Quế ở xã Đức Bồng (vũ Quang) cũng ít quả và không đẹp bằng năm ngoái.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Trung Ngọc ở xóm 6, xã Hương Đô (Hương Khê), hiện nay, gia đình ông có 300 gốc cam chanh được trồng ở khu vực Khe Mây và 100 gốc trồng tại vườn nhà. Mặc dù diện tích cam đang trong giai đoạn “sung sức” nhất, lại được chăm sóc cẩn thận nhưng do tỷ lệ đậu quả ban đầu thấp, vừa rồi lại rụng thêm một ít nên tại thời điểm này chỉ bằng hơn 60% của năm trước.

Không chỉ vậy, số quả đã đậu cũng phát triển chậm hơn nên dự tính trọng lượng, kích cỡ tại thời điểm thu hoạch cũng sẽ kém hơn. Ông Ngọc cho biết, đối với những hộ chăm sóc kém hoặc vườn cây đã trồng lâu năm thì tình hình còn tệ hơn, nhất là khi thời tiết cực đoan sẽ khiến cam bị rụng quả nhiều...

Cùng chung tình trạng đó, 29 thành viên HTX trồng cam thôn 7, Đức Bồng (Vũ Quang) đang bất an vì cam ít quả. Ông Đoàn Minh Tuấn - Giám đốc HTX cho biết: Hiện nay, HTX có hơn 60 ha cam chanh, trong đó có 40 ha đã cho quả. Năm 2016, bình quân mỗi ha cho thu hoạch từ 10-12 tấn nhưng năm nay dự báo chỉ được 80-85 tạ. Nguyên nhân là do thời điểm ra hoa và đậu quả thì bị sương muối và nấm sinh lý nên quả đậu ít và bị rụng, hiện chỉ bằng khoảng 80% so với năm trước. Nếu thời tiết thuận lợi, chăm sóc tốt thì từ nay đến khi thu hoạch sẽ rụng thêm 5% nữa, còn ngược lại thì nguy cơ rụng quả sẽ cao hơn. Ngoài ra, do ảnh hưởng thời tiết nên màu quả bị đen sẫm, nhám, chứ không được bóng đẹp như những vụ trước...

Không chỉ cam chanh, nhiều diện tích cam bù cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Vụ cam năm ngoái, chỉ riêng 50 gốc cam bù của ông Bùi Đình Hà ở thôn 5, xã Sơn Thọ (Vũ Quang) cho thu hoạch 8 tấn. Thế nhưng, năm nay, chỉ cho quả lác đác, chất lượng quả thấp. Theo ước tính của ông Hà, cuối vụ này, gia đình ông chỉ thu hoạch được khoảng 2 tấn cam bù. Yếu tố sâu bệnh và thời tiết là những nhân tố chính khiến vụ này cây cam cho ít quả...

Qua tìm hiểu một số nơi, chúng tôi đã nhận được phản ánh, mức độ phát triển và tỷ lệ quả trên cành tại thời điểm này thấp hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, ở từng vùng, từng vườn, từng loại cam và từng chế độ chăm sóc của các gia đình lại có mức độ khác nhau. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm khi thu hoạch và cả thu nhập của người dân.

Tuy chưa đến mức khiến người dân lao đao, hoảng hốt phải đi “cầu cứu” gấp các cấp, ngành chức năng nhưng nó đang khiến nhiều người làm vườn bất an. Họ đang lo lắng vì thời gian từ nay đến khi thu hoạch còn dài, thời tiết diễn biến cực đoan sẽ khiến cho tỷ lệ quả trên cành tiếp tục giảm, nhất là khi phải đối diện với các đợt nắng nóng và gió lào trong những tháng mùa hè.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có hàng ngàn ha cây ăn quả có múi, trong đó, chủ yếu là cam, tập trung ở các huyện như: Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc... Mỗi năm, cây cam mang về nguồn thu cho người nông dân các huyện này hàng trăm tỷ đồng và giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ dân. Vì vậy, khi cây cam đang có những tín hiệu xấu, ngoài sự xoay xở của người làm vườn thì các cơ quan chức năng cần tập trung vào cuộc quyết liệt và trách nhiệm để hỗ trợ người dân chăm sóc vườn cây tốt hơn, hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả trong những tháng tới.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.