Hà Tĩnh chi 2.000 triệu đồng bảo vệ lũy đá cổ “độc nhất vô nhị” Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Thái Toàn - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho hay: “Lũy đá cổ là di tích cấp quốc gia nhưng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Nay có dự án làm hàng rào bảo vệ lũy đá cổ khiến bà con nhân dân rất phấn khởi ”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh vừa ký quyết định số 3314/QĐ – UBND phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích lũy đá cổ huyện Kỳ Anh.

Hà Tĩnh chi 2.000 triệu đồng bảo vệ lũy đá cổ “độc nhất vô nhị” Việt Nam

Lũy đá cổ ở xã Kỳ Lạc được công nhận là di tích quốc gia từ năm 2014

Theo quyết định, công trình tu bổ, tôn tạo di tích lũy đá cổ huyện Kỳ Anh – hạng mục hàng rào bảo vệ lũy đá cổ có tổng mức đầu tư là 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, do UBND xã Kỳ Lạc làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện năm 2019.

Với mục tiêu đầu tư là bảo vệ di tích quốc gia lũy đá cổ ở xã Kỳ Lạc, công trình bao gồm các hạng mục: Phát quang bụi rậm, đào san đất tạo mặt bằng, làm mới hàng rào bao quanh lũy đá cổ cao 1,5m (móng trụ hàng rào bằng bê tông, trụ hàng rào bằng ống thép mạ kẽm, hàng rào bằng lưới B40 khung bằng ống thép mạ kẽm).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh giao UBND xã Kỳ Lạc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án theo quy định.

Theo Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc Nguyễn Thái Toàn, thời gian tới, xã sẽ nhanh chóng xem xét lại hồ sơ, bản vẽ, bổ sung thông tin và tổ chức đấu thầu rộng rãi. Nếu mọi việc thuận lợi, dự kiến tháng 11 tới đây sẽ đầu khởi công thực hiện dự án.

“Ngoài hạng mục hàng rào bảo vệ, dự án sẽ làm thêm một con đường bậc thang dài chừng 700m từ chân dốc Đèo Bụt tới đỉnh núi Trầm Hương dẫn lên lũy đá cổ”, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc thông tin thêm.

Hà Tĩnh chi 2.000 triệu đồng bảo vệ lũy đá cổ “độc nhất vô nhị” Việt Nam

Trải qua nhiều thời gian, lũy đá cổ đang xuống cấp nghiêm trọng

Lũy đá cổ ở xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh) bắt đầu từ chân dốc Đèo Bụt, kéo dài khoảng 1km men theo sườn núi lên đỉnh đèo thuộc núi Trầm Hương, nằm trong dãy Hoành Sơn.

Lũy được xây dựng bằng đá tự nhiên mà cư dân bản địa gọi là đá son (khi mài đá ra có màu đỏ như son), không sử dụng chất kết dính vì loại đá này mềm và mịn để lâu ngày các bột đá bị phân hủy tạo thành chất kết dính rất chắc và bền có độ cứng khi gặp qua mưa, nắng, thời tiết khắc nghiệt.

Đây là lũy đá cổ hiếm có, hiện chưa tìm thấy hệ thống thành lũy nào ở Việt Nam có kết cấu và quy mô độc đáo như lũy đá cổ ở xã Kỳ Lạc.

Năm 2014, Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích Khảo cổ học Quốc gia đối với lũy đá cổ này.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.