Khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.opmart phục vụ dịp tết Nguyên đán vừa qua.
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính thì 9 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng so với tháng trước: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,79%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,83%; hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,47%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,14%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,32%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; giao thông tăng 1,3%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,49%.
1 nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm so với tháng trước là bưu chính viễn thông giảm 0,01%; 1 nhóm hàng hóa ổn định về chỉ số giá so với tháng trước là giáo dục.
Như vậy, tính chung CPI tháng 1 năm 2023 tăng 0,53% so với tháng trước, tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2022.
Tiểu thương TP Hà Tĩnh mở hàng kinh doanh từ mùng 2 tết, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là đối với rau xanh, thực phẩm tươi sống.
Nhìn chung, thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ tháng 1 phục vụ tết Nguyên đán đa dạng, nhiều mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Các cơ quan quản lý nhà nước tập trung chỉ đạo doanh nghiệp chủ động đảm bảo nguồn hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu, khan hiếm hàng hóa trên thị trường Hà Tĩnh; tăng cường kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm...
Công tác kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm dịp tết được các ngành, địa phương quan tâm.
Theo phân tích, dịp tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1 năm 2023, nhu cầu tiêu dùng và giá cả đa số các nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng, nhất là về cuối tháng; ảnh hưởng của các chính sách điều hành từ Chính phủ về thuế, giá nhiên liệu xăng, dầu các loại là 2 yếu tố chính tác động đến chỉ số CPI trong tháng 1.
Dự kiến, CPI tháng 2 năm 2023 giảm do thời điểm sau tháng tết, nhu cầu tiêu dùng cũng như giá cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đều sẽ giảm xuống. Ngoại trừ nhóm vật liệu xây dựng, giá điện và nước sinh hoạt dự kiến tăng khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa.