Hà Tĩnh đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại

(Baohatinh.vn) - Đến thời điểm này, vụ lúa xuân 2023 ở Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành gieo cấy. Cùng với chăm sóc giai đoạn sinh trưởng đầu tiên, các địa phương chú trọng theo dõi đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh đầu vụ.

Hà Tĩnh đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại

Hơn 59.000 ha lúa vụ xuân cơ bản đã hoàn thành gieo cấy và đang vào giai đoạn phát triển tốt.

Cơ bản đảm bảo tiến độ

Vụ xuân 2023, Thạch Hà là một trong những địa phương có diện tích gieo cấy lớn thuộc tốp đầu toàn tỉnh với trên 8.000 ha. Hiện nay, địa phương đã cơ bản hoàn thành gieo cấy tập trung, đảm bảo khung lịch thời vụ.

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lê Văn Thuận, bước vào sản xuất vụ xuân, huyện đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân gieo cấy bám sát khung lịch thời vụ, tập trung chủ yếu từ ngày 26/1 - 8/2. Nguồn nước đảm bảo cùng với thời tiết sau tết tương đối tốt đã giúp nông dân thuận lợi xuống giống.

Đặc biệt, việc hoàn thành phá bỏ bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, tập trung, tích tụ ruộng đất trên diện tích hơn 2.100 ha tạo điều kiện để gieo cấy đồng loạt, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Hà Tĩnh đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại

Sau chuyển đổi ruộng đất, Thạch Hà thực hiện mô hình trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Trong ảnh: Phun thuốc trừ sâu bằng máy bay trên cánh đồng lớn tại xã Thạch Trị.

Đối với diện tích gieo cấy trà sớm và trà trung như P6, Xi23, NX30, Nhị Ưu 838, Thái Xuyên 111, Nếp 98, Nếp 87, HT1, DQ11, Long Hương 8117, L2099... lúa đã bắt đầu vào thời kỳ phát triển bộ lá - đầu thời kỳ đẻ nhánh.

Ông Trần Văn Mại (thôn Đoàn Kết, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) cho biết: “Thời tiết ấm áp nên gần 8 sào nếp của gia đình đang phát triển tốt. Tôi đang tập trung dặm số diện tích bị chết rét trước đó. Khoảng 6 ngày nữa sẽ bón thúc đợt 1”.

Hà Tĩnh đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại

Người dân huyện Lộc Hà tỉa dặm đối với nhóm giống Nhị Ưu 838, Thái Xuyên 111, Nếp 98, Nếp 87...

Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành diện tích gieo cấy trong vụ xuân (khoảng 59.000 ha). Các địa phương có tỷ lệ gieo cấy đạt cao là Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Sơn, Can Lộc…

Hà Tĩnh đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại

Nguồn nước tưới đảm bảo cho sự phát triển của lúa vụ xuân 2023 trên toàn tỉnh. Trong ảnh: Nông dân bắt đầu tháo nước vào chân ruộng để đáp ứng thời kỳ sinh trưởng mới của cây lúa.

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, các địa phương cơ bản đảm bảo về diện tích, lịch thời vụ. Đối với các giống gieo cấy trước tết Nguyên đán như Nếp 98, 87, Nhị Ưu 838, Thái Xuyên 111... có gặp đợt rét vào tiết đại hàn nhưng không bị ảnh hưởng nhiều, còn đối với số diện tích xuống giống sau tết thì thời tiết tốt, ấm áp, cây lúa đang phát triển nhanh.

Hiện nay, 2 đơn vị thủy lợi chủ lực của tỉnh là Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh bắt đầu cấp nước tưới dưỡng đợt 2 (đợt 1 phục vụ gieo cấy) cho diện tích lúa xuân toàn tỉnh. Các hồ chứa trên địa bàn đang có mực nước cao, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới trong vụ xuân.

Theo dõi, phát hiện sớm các đối tượng dịch hại

Theo khảo sát của các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn của huyện Nghi Xuân, đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng dịch hại trên cây lúa. Đáng chú ý là bọ trĩ và rệp chích hút với tỷ lệ hại trung bình từ 5-10%, nơi cao từ 20-25%, cục bộ từ 30-35%, một số nơi có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa.

Hà Tĩnh đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại

Nông dân thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc tiến hành phun phòng trừ sâu bệnh.

Theo ông Nguyễn Duy Khánh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Nghi Xuân, huyện đã khuyến cáo bà con vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở bờ ruộng, tỉa dặm lúa với mật độ vừa phải, không quá dày; giữ nước không để ruộng khô, có thể cho ngập cây lúa 1 - 2 ngày; bón phân cân đối, hợp lý; thường xuyên theo dõi đồng ruộng.

Tại Can Lộc, đến nay, số diện tích gieo cấy trước tết Nguyên đán cũng bắt đầu vào thời kỳ đầu của đẻ nhánh. Bà con nông dân đang tập trung theo dõi bọ trĩ, ruồi đục nõn, rệp… Ông Phan Văn Mại (tổ dân phố 1, thị trấn Nghèn) cho biết: “Tôi thường xuyên bám đồng và phát hiện 1 vài nơi đã xuất hiện rệp. Dù mật độ còn thấp nhưng để đề phòng trong thời tiết độ ẩm cao, tôi đã tiến hành phun phòng trừ sớm”.

Hà Tĩnh đảm bảo thời vụ gieo cấy lúa xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại

Thời tiết duy trì hình thái ấm, sương mù là điều kiện để các loại sâu bệnh phát sinh, gây hại nhiều trên lúa.

Theo ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, với điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên đến nay, cây lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, dự báo thới gian tới, thời tiết vào tiết lập xuân - vũ thủy với hình thái ấm, sương mù kết hợp với cây lúa thời kỳ đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh thân lá, được bổ sung nguồn đạm từ bón thúc là yếu tố thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh gây hại.

Bệnh đạo ôn có khả năng phát sinh trên giống Xi23, NX30, P6 gieo cấy sớm tại Nghi Xuân, Lộc Hà, Hồng Lĩnh, Đức Thọ. Các loại sinh vật như chuột, rệp, ruồi đục nõn… cũng sẽ gây hại trên lúa gieo thẳng.

Bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, duy trì mực nước, tiến hành tỉa dặm, bón phân cân đối. Đồng thời, theo dõi để phát hiện sớm các đối tượng dịch hại và chủ động phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo hướng dẫn. Các cơ quan chuyên môn cấp huyện cần tiếp tục tăng cường điều tra, theo dõi sự phát triển, gây hại của sâu bệnh để khuyến cáo bà con thực hiện các biện pháp phòng trừ...

Ông Nguyễn Trí Hà
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.