Hà Tĩnh nuôi nhuyễn thể cho giá trị sản xuất hơn 53 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Các địa phương ven biển Hà Tĩnh đã tận dụng các bãi bồi ven biển, ven sông để nuôi trồng 3.550 tấn nhuyễn thể, cho giá trị sản xuất 53,3 tỷ đồng.

Hà Tĩnh nuôi nhuyễn thể cho giá trị sản xuất hơn 53 tỷ đồng

Người dân xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà) thu hoạch ngao ở các bãi bồi gần cửa biển.

Năm 2023, anh Dương Thế Võ ở thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà) là một trong những hộ nuôi ngao thắng lợi nhất vùng. Nhờ có kinh nghiệm nuôi trồng, bãi nuôi đẹp (rộng 4 ha ở gần núi Nam Giới), thời tiết thuận lợi nên ngao khá nhanh lớn, ít bị hao hụt. Đến thời điểm này, gia đình anh Võ thu hoạch được 60 tấn ngao thương phẩm loại 80 - 90 con/kg, cho doanh thu 650 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 4 lao động địa phương.

Anh Dương Thế Võ - Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Đỉnh Bàn cho biết: "Năm 2015, nhận thấy mô hình nuôi ngao rất phù hợp với điều kiện của địa phương, chi phí đầu tư ban đầu không quá cao, không tốn nhiều nhân công, ít bị rủi ro hơn các đối tượng nuôi khác nên tôi đã quyết định đầu tư mô hình nuôi loài nhuyễn thể này. Tiếp đó, nhiều hộ lân cận đã làm theo và thành lập HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn. Hiện nay, HTX có 20 thành viên, nuôi trồng 60 ha vùng bãi bồi Cửa Sót, cho sản lượng khoảng 600 tấn, đạt giá trị sản xuất khoảng 6,5 tỷ đồng và người nuôi có lợi nhuận 40%”.

Hà Tĩnh nuôi nhuyễn thể cho giá trị sản xuất hơn 53 tỷ đồng

Người nuôi ngao ở xã Đỉnh Bàn phân loại, tuyển lựa ngao thương phẩm sau thu hoạch.

Nhờ điều kiện nuôi thuận lợi, chọn giống tốt nên năm nay, 9 thành viên trong HTX Nuôi trồng, thu mua, xuất nhập khẩu thủy hải sản Loan Hoan (xã Thạch Châu, Lộc Hà) đã nuôi trồng được hơn 750 tấn ngao thương phẩm. Dù thị trường tiêu thụ khó khăn, giá thấp hơn năm ngoái, nhưng HTX vẫn đạt doanh thu khoảng 8,5 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng gần 3,5 tỷ đồng.

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Nguyễn Đình Thành thông tin: “Năm nay, huyện Lộc Hà tiếp tục dẫn đầu toàn tỉnh về diện tích nuôi ngao với 169 ha ở các bãi triều ven sông, trong đó, trọng tâm là thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ), Liên Xuân (xã Hộ Độ), Lâm Châu (xã Thạch Châu) và TDP Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà). Theo ước tính, sản lượng ngao thương phẩm được người nuôi trồng thủy sản Lộc Hà xuất bán trong năm 2023 là khoảng 2.000 tấn, với giá từ 10-12 triệu đồng/tấn, mang về nguồn thu hơn 22 tỷ đồng”.

Hà Tĩnh nuôi nhuyễn thể cho giá trị sản xuất hơn 53 tỷ đồng

Công nhân HTX Nuôi trồng, thu mua, xuất nhập khẩu thủy hải sản Loan Hoan phân loại ngao để xuất bán.

Năm 2023, diện tích nuôi nhuyễn thể ở Hà Tĩnh đạt 4.234 ha cả vùng mặn lợ lẫn vùng nước ngọt tại 26 xã ven sông, ven biển. Đối tượng nuôi chủ yếu là ngao, ốc hương, hàu, vẹm (ở bãi bồi vùng nước mặn lợ ven biển) và ốc bươu, trai (ao hồ nước ngọt). Trong đó, các vùng nuôi trọng điểm là Lộc Hà 169 ha/65 hộ; Thạch Hà 127 ha/49 hộ; Cẩm Xuyên hơn 82 ha/55 hộ...

Hà Tĩnh nuôi nhuyễn thể cho giá trị sản xuất hơn 53 tỷ đồng

Người dân thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ (Lộc Hà) ra bãi nuôi thu hoạch ngao lúc thủy triều rút.

Những năm gần đây, các vùng nuôi nhuyễn thể đã chú trọng hơn đến quy trình kỹ thuật, cải tạo đất ở bãi nuôi sau thu hoạch, chủ động bảo vệ môi trường. Cùng với đó, các hộ nuôi trồng nhuyễn thể ở Hà Tĩnh đã chú trọng hơn đến việc lựa chọn con giống, tăng mật độ thả nuôi, tăng cường bảo vệ trước dịch bệnh và thời tiết nên năng suất ngày càng cao... Qua đó, góp phần duy trì nhịp điệu sản xuất ổn định, bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hà Tĩnh nuôi nhuyễn thể cho giá trị sản xuất hơn 53 tỷ đồng

Người nuôi ốc hương ở TX Kỳ Anh thu hoạch, phân loại sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy - Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) cho biết: Năm 2023, diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 4.234 ha, chiếm hơn 15% diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ, cho sản lượng nuôi đạt 3.550 tấn (bằng 104% so với kế hoạch năm), cho giá trị sản xuất khoảng 53,3 tỷ đồng. Nuôi các loài nhuyễn thể, chi phí sản xuất ít, người dân chủ yếu tập trung đầu tư bãi nuôi, giàn bè, giống và nhân công, không phải đầu tư thức ăn nên đem lại lợi nhuận cao.

"Hiện nay, trên địa bàn ngày càng có nhiều hộ dân giàu lên nhờ nghề nuôi ngao, nhiều HTX nuôi ngao hiệu quả đã trở thành điểm sáng trong sản xuất, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tại chỗ, xây dựng nông thôn mới của các địa phương... Tiêu biểu như HTX Nuôi trồng, thu mua, xuất nhập khẩu thủy hải sản Loan Hoan, HTX Nuôi trồng thủy sản Hùng Thuận, HTX Nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn...” - bà Nguyễn Thị Hoài Thúy cho biết thêm.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.