Hà Tĩnh phân bổ hơn 53 tỷ đồng thực hiện Chương trình xây dựng NTM năm 2024

UBND tỉnh Hà Tĩnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm kịp thời phân bổ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được giao cho đơn vị và UBND cấp xã, đảm bảo đúng nội dung nguồn vốn được giao.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải vừa ký ban hành Quyết định số 608/QĐ-UBND ngày 7/3/2024 về việc phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Theo đó, phân bổ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 với số tiền 53,222 tỷ đồng, trong đó các chương trình chuyên đề 27,190 tỷ đồng và các nội dung thành phần của chương trình 26,032 tỷ đồng để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; chương trình du lịch nông thôn; chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh; chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự; chương trình MTQG xây dựng NTM theo định mức và kinh phí quản lý chỉ đạo cấp huyện, xã.

108d1140923t2557l1-161d0221230t42467l0.jpg
Các khu dân cư sẽ được bổ sung nguồn lực để nâng cấp các tiêu chí đạt chuẩn mức cao hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT (Cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM) thông báo, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung được phân bổ từ nguồn vốn của chương trình; khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung được giao theo đúng các quy định hiện hành. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị được giao kế hoạch vốn khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ thủ tục theo quy định để tổ chức triển khai thực hiện; quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng. Thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện ở địa phương, đơn vị; đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được giao đúng kế hoạch; kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo đúng quy định hiện hành về quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện cấp phát nguồn vốn kịp thời, đúng quy định. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo các quy định hiện hành.

Kho bạc Nhà nước các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện giải ngân nguồn vốn kịp thời, đúng quy định.

Các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung được giao; quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đối tượng và các quy định hiện hành. Theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nội dung của chương trình.

122d2182722t96819l0.jpg
Nguồn ngân sách được phân bổ, đầu tư cho chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh.

UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm kịp thời phân bổ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được giao cho đơn vị và UBND cấp xã, đảm bảo đúng nội dung nguồn vốn được giao

Bố trí kinh phí đối ứng ngân sách cấp huyện theo quy định hiện hành; lồng ghép với ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và huy động tối đa nguồn lực tài chính hợp pháp khác để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại đơn vị và UBND cấp xã, đảm bảo nguồn vốn được quản lý, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích, đối tượng, nội dung và chế độ quy định. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thủ tục để triển khai thực hiện đối với các nội dung được giao chủ trì, đảm bảo việc giải ngân nguồn vốn đúng kế hoạch.

Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung được giao theo đúng các quy định của chương trình; quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đối tượng và các quy định hiện hành.

117d2102444t95952l0.jpg
Ngay từ đầu năm, các địa phương đã ra quân xây dựng, củng cố, nâng cấp các tiêu chí NTM.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời giải ngân nguồn vốn ngay khi có khối lượng nghiệm thu, không tập trung thanh toán vào cuối năm; định kỳ (ngày 15, ngày 30 hằng tháng) soát xét, tổng hợp kết quả giải ngân trong kỳ và lũy kế kết quả thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đến thời điểm và báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tài chính và Sở NN&PTNT để theo dõi, đôn đốc thực hiện kịp thời. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025; trường hợp quy định hiện hành được sửa đổi thì áp dụng theo văn bản quy định pháp luật mới.

Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật của các thông tin, số liệu, kinh phí phân bổ, các nội dung

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.