Y tế

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng
Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Khi số lượng người từ Đà Nẵng và các tỉnh có dịch trở về Hà Tĩnh lớn, công việc giám sát, trực tiếp lấy mẫu xét nghiệm cho những công dân đang cách ly y tế tại nhà là một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ y tế dự phòng tuyến huyện.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Mười một giờ đêm, nhận được thông báo một trong những công dân đi từ Đà Nẵng về đang cách ly y tế tại nhà bị sốt cao, anh Dương Văn Hòa - Trưởng Khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cùng các đồng nghiệp ngay lập tức chuẩn bị “đồ nghề”, lên đường đến xã Thạch Hội. Đường xa, những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, trời đã khuya mà không ai trong thành viên đoàn rành đường đi lối lại. “Vất vả vô cùng mới tìm đến được nhà người dân, chúng tôi nhanh chóng tiến hành lấy mẫu, bảo quản cẩn thận và chuyển về trong đêm. Công việc xong xuôi cũng là lúc trời hửng sáng” - anh Hòa chia sẻ.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Trưởng khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà Dương văn Hòa (ở giữa) cùng đồng nghiệp gấp rút lên đường khi nhận thông báo có ca cần lấy mẫu gấp.

Khác với đợt dịch trước, những người có yếu tố dịch tễ đều được cách ly tập trung ngay khi về đến địa phương thì đợt dịch này, những người trở về vùng dịch rải rác trong cộng đồng, hầu hết được cách ly theo dõi tại nhà. Điều này đồng nghĩa với việc “ai cũng có thể là F0”, tiềm ẩn nguy cơ cao đối với cộng đồng nói chung, nhân viên y tế nói riêng. Trong khi đó, lấy mẫu là công việc bắt buộc kỹ thuật viên phải tiếp xúc rất gần, thực hiện nhiều thao tác trực tiếp, dễ gây kích ứng khiến người được lấy mẫu hắt hơi, khạc nhổ, nôn… nên nguy cơ lây nhiễm càng cao.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Ngoài nguy cơ lây nhiễm, những áp lực về tâm lý mà kỹ thuật viên trải qua cũng không hề nhỏ. Chị Trần Thị Lan - kỹ thuật viên Khoa Xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Can Lộc vẫn chưa quên được những giờ phút căng thẳng, lo lắng khi nhận thông tin trên địa bàn có F1 của bệnh nhân 736 (đến từ Đà Nẵng, trước đó đã ghé qua Ngã ba Đồng Lộc thắp hương). Là người trực tiếp thực hiện việc lấy mẫu cho trường hợp F1 tại thị trấn Đồng Lộc ngay trong đêm, chị Lan cho biết: “Những ca khẩn cấp như thế, với chúng tôi ngày hay đêm không còn quan trọng nữa mà quan trọng là phải truy vết nhanh, cách ly kịp thời, lấy mẫu chính xác để chuyển lên y tế tuyến trên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Tích cực đẩy nhanh tiến độ không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn mà còn là cuộc “chạy đua” với diễn biến của dịch bệnh và trấn an dư luận”.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Công việc của các kỹ thuật viên đảm nhận việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm.

Nhân lực mỏng, địa bàn rộng, vừa phải hoàn thành công việc chuyên môn tại bệnh viện, vừa đảm nhận công tác lấy mẫu cho người nghi nhiễm Covid-19, kỹ thuật viên xét nghiệm tại các trung tâm y tế tuyến huyện gần như không có ngày nghỉ. Tính từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đến nay, Hà Tĩnh đã lấy mẫu cho gần 20.000 trường hợp, trong đó, đợt 2 là gần 4.739 mẫu. Để có những kết quả đó, những kỹ thuật viên của các trung tâm y tế cấp huyện phải chấp nhận rủi ro khi đối diện với những nguy cơ “giấu mặt”.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Được “tập dượt” qua “trận chiến” trước đó, đội ngũ nhân viên y tế tại các trung tâm y tế tuyến huyện không còn quá bỡ ngỡ khi dịch diễn biến phức tạp trở lại. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng và nâng cao năng lực trong giám sát, lấy mẫu xét nghiệm vẫn là vấn đề luôn được họ đặt lên hàng đầu.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Anh Lê Đăng Hùng, nhân viên lái xe Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà - người có mặt trong hầu hết những chuyến đi của đội “tác chiến” trong đợt dịch lần này cho biết: “Đội chúng tôi được bố trí phòng tắm, phòng ở riêng tại bệnh viện và hạn chế tiếp xúc với mọi người; xe chuyên dụng được khử khuẩn thường xuyên. Cứ 3 - 4 ngày, chúng tôi được lấy mẫu xét nghiệm một lần để đảm bảo bản thân không bị lây nhiễm và phòng bệnh cho cộng đồng”.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Kỹ thuật viên Khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà phải bố trí nhân lực hợp lý để vừa đảm bảo công việc chuyên môn hàng ngày, vừa phục vụ yêu cầu phòng chống dịch.

Hà Tĩnh tầm soát Covid-19, ngăn dịch vào cộng đồng

Bác sỹ Trần Văn Bình - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Can Lộc cho biết: “Can Lộc là địa phương có số lượng người cách ly theo dõi tại nhà đông nhất toàn tỉnh, với hơn 1.000 trường hợp. Chúng tôi đã tăng cường tập huấn an toàn sinh học, quy trình lấy mẫu cho kỹ thuật viên; hỗ trợ nhân viên giám sát, lấy mẫu từ các bộ phận khác. Đồng thời, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã, thị trấn để giám sát, truy vết trong cộng đồng”.

Chia sẻ những tâm tư trên hành trình chống dịch được xác định là lâu dài, nhiều thử thách, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tuyến cơ sở mong muốn nhận được sự hợp tác, tinh thần trách nhiệm cao nhất của người dân. Một cán bộ Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn bày tỏ: Hầu hết người dân đã chủ động, ý thức hơn trong phòng chống dịch bệnh, tuy nhiên, đã xảy ra việc một số cá nhân chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm với cộng đồng khi đi từ vùng có dịch về địa phương. Chúng tôi thiết tha mong muốn không còn xảy ra bất kỳ trường hợp tương tự, nếu không mọi nỗ lực sẽ bị xóa sổ.

thiết kế: huy tùng

(Còn nữa)

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.