(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh thuộc đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ của Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp. Dự kiến đến năm 2025, kết quả dự án sẽ bán khoảng 10,3 triệu tấn các-bon, tương đương 51,5 triệu USD.
Dự hội thảo có khoảng 50 đại biểu là cán bộ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp các cấp ở Hà Tĩnh.
Sáng nay (26/11), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp khai mạc hội thảo tham vấn hoàn thiện các tài liệu đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ. Tham dự hội thảo có khoảng 50 đại biểu là cán bộ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp các cấp.
Hiện, Bộ NN&PTNT đang hoàn chỉnh Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ để trình Chính phủ phê duyệt. Đề án này trước đó đã được Hội nghị Quỹ đối tác các-bon lần thứ 17 tổ chức tại Paris (Pháp) năm 2018 thông qua tại Nghị quyết CFM/17/2018/2.
Đây là đề án nhằm tìm ra những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp của việc mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường nâng cao chất lượng rừng và công tác quản lý rừng bền vững.
Ông Nguyễn Xuân Hoan - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh: Dự án nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư sống gần khu vực rừng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam, giai đoạn 2 (FCPF-2) tỉnh Hà Tĩnh giới thiệu về nội dung tổng quan của đề án.
Ngoài ra, hội thảo cũng được nghe báo cáo đánh giá đảm bảo an toàn môi trường. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: Chính sách an toàn môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB); chính sách đánh giá tác động môi trường của WB và Việt Nam; đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu trong đề án giảm phát thải; giám sát và thu thập thông tin về đảm bảo an toàn môi trường.
Đại diện Ban Quản lý Dự án FCPF-2 Hà Tĩnh giới thiệu về nội dung tổng quan của đề án.
Trong chương trình hội thảo, các đại biểu tham dự tham gia ý kiến để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến trách nhiệm triển khai những nội dung bảo đảm an toàn môi trường xã hội của đề án; khung chính sách tái định cư và khung kế hoạch dân tộc thiểu số… Qua đó góp phần hoàn thiện tài liệu liên quan đến đề án.
Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025 được thực hiện tại 6 tỉnh thuộc vùng duyên hải phía Bắc Việt Nam - Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa, với tổng diện tích 5,1 triệu ha (chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của Việt Nam) và dân số khoảng 10,5 triệu người (chiếm 12% tổng dân số Việt Nam).
Mục tiêu của dự án là giảm phát thải khoảng 25 triệu tấn CO2 thông qua kiểm soát mất rừng và suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các-bon rừng. Trong đó, Quỹ các-bon Lâm nghiệp đặt mua 10,3 triệu tấn, trị giá 51,5 triệu USD, số lượng các-bon còn lại sẽ được bán ra thị trường.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.
Để hiện thực chí hướng làm giàu ở vùng đất nơi biên giới, anh Trần Quốc Tuấn (Hương Khê, Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương.
Dự báo thời tiết những ngày tới khá thuận lợi nên bà con nông dân Hà Tĩnh cần tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trỉa hạt giống, trồng bổ sung các loại cây vụ đông.
Khởi nghiệp từ sản vật quê hương, nhiều thanh niên Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bước đầu gặt hái thành công, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 “không”; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.
Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người lính, các cựu chiến binh ở Hà Tĩnh luôn xung kích, đi đầu, gương mẫu và có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM.
Những năm gần đây, việc nuôi các loại động vật rừng như chồn hương, nhím, dúi… đang được người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng kinh tế.
Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Với giá nhập sỉ cam chanh từ 30 nghìn đồng/kg, cam giòn từ 40 nghìn đồng/kg, người dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi vì cam được mùa, được giá ngay từ đầu vụ.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2028.
Sở hữu “vé thông hành” OCOP 4 sao, sản phẩm trà gạo lứt OMEGA An phát (xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) không chỉ nâng tầm thương hiệu mà còn rộng mở thị trường, tăng doanh thu cho cơ sở.
Không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hệ thống thủy lợi huyện Nỏng Bốc, tỉnh Khăm Muồn (CHDCND Lào) còn là biểu tượng của tình anh em đoàn kết Hà Tĩnh và Khăm Muồn.