Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

(Baohatinh.vn) - Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, đến hết ngày 3/11, có hơn 90% hộ gia đình bị ngập lụt do ảnh hưởng của mưa bão vừa qua đã được xử lý.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Can Lộc giúp Trường Mầm non Hoa Hồng (thị trấn Nghèn) dọn dẹp vệ sinh sau lũ

Ông Nguyễn Xuân Thủy – Chủ tịch UBND xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên) cho biết: “Do hồ Kẻ Gỗ vẫn đang xả nên nước chưa thể rút hết.

Hiện nay, chúng tôi đang tập trung xử lý các điểm như: giếng, công trình vệ sinh, trường học… Riêng xác động vật, trước đó, địa phương đã thuê máy đào hố chôn lấp nhưng nước ngâm lâu ngày, đất ướt nên buộc phải rắc thêm vôi bột, phun thuốc tiêu độc khủ trùng để tránh ô nhiễm”.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Xác động vật được xã Cẩm Vịnh thu gom bằng máy đem chôn lấp

Tại xã Cẩm Vịnh, do nằm cuối dòng sông Ngàn Mọ nên rác thải, nhất là xác động vật ở các xã mạn trên như: Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch... đều trôi về đây.

Bởi vậy, sau khi nước rút, địa phương phải đào hố chôn lấp. Tính đến thời điểm hiện tại, xã đã huy động 5 máy xúc để chôn lấp 11 tấn gia súc, gia cầm trôi dạt về địa phương.

Ở các điểm công cộng và khu dân cư, chính quyền địa phương cũng quán triệt đến tận người dân các giải pháp xử lý vệ sinh môi trường, nhất là ở các gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Phun tiêu độc khử trùng tại xã Cẩm Vịnh

Ông Lê Ngọc Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, huyện đã hỗ trợ các xã: 2.000 lít hóa chất, 2.750 kg phèn chua, 21.000 viên Aquatab để xử lý vệ sinh môi trường cho 20.655 hộ, 19.851 công trình vệ sinh, 16.584 giếng nước.

Huyện cũng đã hỗ trợ 15 tấn vôi, 2.200 m2 bạt, 1.500 bao tải, 1.000 lít thuốc tiêu độc khử trùng, 600 dụng cụ vệ sinh môi trường để chôn lấp 40 tấn trâu bò, 320 tấn lợn, 100 tấn gia cầm các loại. Về cơ bản, các điểm sinh hoạt, giếng nước, trường học đều đã xử lý xong. Ở các khu dân cư, địa phương đang cho phun tiêu độc khử trùng để phòng chống dịch bệnh sau lũ”.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Nhân viên CDC Hà Tĩnh xử lý giếng nước bị ngập cho các hộ dân.

Theo số liệu thống kê của ngành y tế, đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh có 13.246 hộ gia đình tại 86 xã, 10.779 giếng nước, 11.553 công trình vệ sinh, 56 trường học, 13 trạm y tế bị ngập nước. Trong đó, các địa phương như: Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân... bị ảnh hưởng nặng nề.

Ngay sau mưa lũ, Sở Y tế đã thành lập 9 tổ cơ động về 9 địa phương phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác động vật chết; xử lý môi trường, dọn vệ sinh, phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại khu vực ngập lụt sau khi nước rút. Đồng thời, xử lý các giếng khoan, giếng đào, các dụng cụ chứa nước ăn, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Các trường học bị ngập lũ ở Đức Thọ nhanh chóng được vệ sinh môi trường để sớm đón học sinh trở lại học tập.

Sau hơn 2 ngày tập trung triển khai tại các địa phương đến hết ngày 3/11, đã có trên 90% hộ gia đình đã được xử lý vệ sinh môi trường, trên 97,7% giếng nước, trên 90% công trình vệ sinh, 91% trường học, 100% trạm y tế đã được xử lý.

Trong đó, các địa phương như: TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên đã cơ bản xử lý xong. Còn lại các địa phương như: Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Nghi Xuân do nước lũ rút chậm nên công tác vệ sinh môi trường giếng nước, công trình vệ sinh, trường học và các hộ gia đình dự kiến sẽ hoàn thành trong 1 đến 2 ngày tới.

Chủ đề SEA Games

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.