Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng đề nghị các ngành, địa phương Hà Tĩnh tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để triển khai tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020.

Chiều nay (15/5), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 theo hình thức trực tuyến đến cấp huyện.

Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng điều hành. Cùng dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đặng Quốc Vinh, Nguyễn Hồng Lĩnh, Đặng Ngọc Sơn; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, dị thường

Báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chỉ rõ: Năm 2019, mặc dù thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường. Toàn quốc đã xảy ra 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 12 trận rủi ro thiên tai cấp độ 3 (8 cơn bão và 4 ATNĐ).

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng điều hành.

Ngoài ra, còn xuất hiện 222 trận dông, lốc sét; 10 đợt lũ quét, sạt lở đất; 4 đợt rét đậm, rét hại; 13 đợt nắng nóng; 63 trận mưa lớn, ngập lụt; 13 trận động đất… Triều cường sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển tại nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long…

Mặc dù vậy, công tác PCTT đã được triển khai đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Thiệt hại gây ra giảm tối đa, đặc biệt là về người. Tổng thiệt hại về kinh tế trên 7.000 tỷ đồng, giảm nhiều so với năm 2018 (ước tính gần 20.000 tỷ đồng).

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Người dân xã Hà Linh di chuyển đồ đạc khi nước lũ lên cao vào tháng 9/2019.

Tại Hà Tĩnh, năm 2019 đã xảy ra nhiều loại hình thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, dông lốc… Đặc biệt là cháy rừng nghiêm trọng vào tháng 6/2019, toàn tỉnh có 21 vụ trên 9 huyện; nắng nóng xảy ra khốc liệt với điển hình vào ngày 20/4 tại Hương Khê mức nhiệt vượt mức lịch sử xẩy ra với nền nhiệt độ 43,4 độ C cao hơn số liệu lịch sử 1992 là (42,6 độ C) là 0,8 độ C.

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Trận cháy rừng vào tháng 6 ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thiêu rụi nhiều diện tích rừng.

Bắt đầu năm 2020, tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp. Cả nước xảy ra 7 đợt dông lốc, mưa đá diện rộng. Tiếp đó, nhiệt độ ngày 24/4 tại Hà Nội xuống 16,5 độ, thấp nhất 50 năm gần đây. Trong khi đó, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại trải qua hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng lịch sử.

Tính đến hết tháng 04/2020, thiên tai đã làm 11 người chết, mất tích, trên 44.000 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; trên 100.000 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.183 tỷ đồng.

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Các đại biểu tham dự hội nghị ở đầu cầu Hà Tĩnh.

Từ nay đến cuối năm 2020, dự báo còn xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Bão tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía nam; lũ tại các sông khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tăng cao.

Phòng chống thiên tai là nhiệm vụ không ngừng nghỉ

Tại hội nghị, các đại biểu bộ, ngành và địa phương đã chỉ ra một số tồn tại trong công tác PCTT- TKCN và bàn các giải pháp trọng tâm, “hiến kế” phòng chống thiên tai chủ động, hạn chế thấp nhất thiệt hại người và tài sản của nhân dân trong năm 2020.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng đã thường xuyên bám sát nhiệm vụ, đi trước một bước trong công tác dự báo, nâng cao năng lực ứng phó, nhất quán chỉ đạo của Chỉnh phủ: “không để người dân nào rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Đặc biệt, Thủ tướng biểu dương cao đồng hành của toàn dân, sự hỗ trợ của quốc tế về kinh nghiệm, kinh phí trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu về PCTT. Nhiều địa phương đã có những bài học hay, kinh nghiệm ứng phó chủ động và có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: công tác ứng phó, khắc phục hậu quả chậm; vẫn xảy ra nhiều điểm xung yếu, đe dọa tài sản và tính mạng của người dân; thực hiện luật phòng chống thiên tai, luật đê điều còn thiếu răn đe; các thiết bị, cơ sở vật chất ứng phó còn thiếu…

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nhận định: Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới chịu tác động nghiêm trọng của thiên tai. Đặc biệt, biểu hiện của thiên tai ngày càng cực đoan, xảy ra khắp cả nước và suốt quanh năm.

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Các đại biểu tham dự hội nghị ở đầu cầu Hà Tĩnh.

“Phòng chống thiên tai là nhiệm vụ không ngừng nghỉ, phải được thường xuyên quán triệt đến tận của chính quyền địa phương và người dân… Chúng ta phải xem xét các quy luật của thời tiết để sẵn sàng ứng phó” - Thủ tướng Chính phủ lưu ý.

Theo đó, Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cơ quan, bộ ngành và lực lượng trong việc xây dựng tác chiến trong cuộc chiến PCTT- TKCN. Ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ “4 tại chỗ”, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo; năng cao năng lực, kỹ năng ứng phó thiên tai đến mọi người dân; đầu tư xứng đáng các công trình phòng chống thiên tai, đảm bảo không bất ngờ, không bị động, không đầu hàng trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đề nghị các ngành, địa phương tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hà Tĩnh triển khai phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sát với thực tế

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng chỉ đạo điểm đầu cầu Hà Tĩnh.

Theo đó, đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai nhiệm vụ năm 2020 sát với thực tế tại các địa phương, đơn vị; phân tích và làm rõ nguyên nhân những mặt còn hạn chế, yếu kém.

Tăng cường nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo; kiểm tra, đánh giá thực trạng các công trình phòng chống thiên tai; rà soát các vùng nguy cơ ảnh hưởng…

Về nhiệm vụ trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, kết thúc trước 20/5.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Lãnh đạo tỉnh, ngành cấp tỉnh mong muốn bà con nhân dân tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng bền vững, cùng nhau góp sức xây dựng đô thị thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh văn minh, hiện đại.