“Hãy cẩn thận với TikTok”

Các chuyên gia của ProtonMail khuyên người dùng cẩn thận với TikTok, xóa ngay nếu lo sợ dữ liệu của mình bị TikTok thu thập.

Báo cáo từ các chuyên gia an ninh mạng của ProtonMail vừa khuyên mọi người “cảnh giác” với TikTok vì không chỉ thu thập dữ liệu cá nhân, ứng dụng này còn hợp tác với chính quyền Trung Quốc để mở rộng giám sát, kiểm duyệt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.

ProtonMail là dịch vụ email mã hóa thuộc công ty Proton (Thụy Sĩ) với 10 triệu người dùng tính đến hết 2018.

TikTok đang trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Trump, với khả năng bị cấm hoàn toàn tại Mỹ để đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 22/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa khẳng định TikTok gửi dữ liệu người dùng về Trung Quốc.

“Hãy cẩn thận với TikTok”

Chuyên gia bảo mật khuyên người dùng cẩn trọng khi sử dụng TikTok. Ảnh: USA Today .

Báo cáo từ ProtonMail về TikTok là thông tin đáng chú ý bởi nó đến từ các kỹ sư bảo mật, không phải chính trị gia.

“TikTok sử dụng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, công ty mẹ ByteDance có quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc biến TikTok thành công cụ hoàn hảo để chính phủ Trung Quốc giám sát và thu thập thông tin” là những gì được ghi trong báo cáo này.

Sau khi đánh giá các chính sách thu thập dữ liệu, đơn kiện, hồ sơ an ninh mạng, lỗ hổng bảo mật từng ghi nhận và chính sách quyền riêng tư của TikTok, các kỹ sư ProtonMail khẳng định TikTok là mối đe dọa quyền riêng tư nghiêm trọng, có thể chia sẻ dữ liệu về chính quyền Trung Quốc.

ProtonMail đưa ra bằng chứng việc TikTok từng vướng các vụ kiện tập thể tại Mỹ. Ngày 27/11/2019, một nhóm người dùng tại California đã đâm đơn kiện TikTok với cáo buộc thu thập tất cả video được quay trên ứng dụng dù chúng không được đăng tải. Vụ kiện nói rằng TikTok còn sử dụng video, ảnh hồ sơ để thu thập dữ liệu sinh trắc học, lén lút gửi về máy chủ đặt tại Trung Quốc.

Luật Tình báo Quốc gia được Trung Quốc thông qua năm 2017 cho phép chính phủ yêu cầu các công ty Trung Quốc cung cấp bất cứ thông tin, kể cả dữ liệu người dùng nước ngoài.

Có một số dẫn chứng cho thấy ByteDance đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc để tăng cường kiểm duyệt nội dung. Năm 2018, công ty này đã đóng cửa Neihan Duanzi, mạng xã hội chia sẻ các nội dung hài hước sau khi chính quyền phát hiện nền tảng này chứa “nội dung thô tục”.

Chia sẻ với Washington Post , các nhân viên TikTok tại Mỹ nói rằng họ bị hội đồng quản trị tại Bắc Kinh gây áp lực để hạn chế nội dung chính trị xuất hiện trên nền tảng. Cuối năm 2019, The Guardian tiết lộ TikTok từng yêu cầu kiểm duyệt viên xóa video có nội dung “xuyên tạc” các sự kiện lịch sử.

“Chúng tôi khuyên mọi người cẩn thận khi sử dụng TikTok, đặc biệt khi tồn tại mối đe dọa về dữ liệu cá nhân bị thu thập hoặc giám sát bởi chính phủ Trung Quốc”, báo cáo cho biết.

“Hãy cẩn thận với TikTok”

Mạng xã hội của Trung Quốc từng bị nhóm hacker Anonymous kêu gọi tẩy chay vì thu thập dữ liệu người dùng. Ảnh: elbocon.pe .

ProtonMail cũng trích dẫn báo cáo hồi đầu năm của Penetrum, cảnh báo rằng 37,7% địa chỉ IP liên kết đến ứng dụng TikTok là của Trung Quốc, và mô tả đó là hành động “thu thập dữ liệu quá mức, lỗ hổng trong đoạn mã của TikTok, những hành động có thể khiến người dùng khó chịu”.

Trong bài báo cáo, kết luận của ProtonMail khá rõ ràng: "TikTok được sở hữu bởi công ty Trung Quốc, tuyên bố hợp tác chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc khiến mối lo lắng thu thập dữ liệu tăng cao. Chính quyền Trung Quốc từng dính nhiều cáo buộc hợp tác với công ty Trung Quốc để thu thập dữ liệu, kiểm duyệt hoặc có các hành động vi phạm nhân quyền.

Từ quan điểm bảo mật và quyền riêng tư, TikTok là nền tảng mạng xã hội cực kỳ nguy hiểm, với khả năng thu thập dữ liệu từ hàng trăm triệu người dùng lớn tuổi, thanh thiếu niên và trẻ em", các kỹ sư ProtonMail cảnh báo người dùng hãy cẩn thận với TikTok, xóa ngay nếu lo sợ dữ liệu của mình bị TikTok thu thập.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.
Apple cắt giảm hàng triệu chiếc iPhone 16

Apple cắt giảm hàng triệu chiếc iPhone 16

Việc Apple giảm sản lượng iPhone 16 có thể xuất phát từ nhu cầu hạn chế đối với dòng smartphone mới nhất. Tuy nhiên, điều này cần được xem xét thêm trong thời gian tới.