Hệ thống công trình thủy lợi ở Hà Tĩnh "kêu cứu" (bài 3): Pháp luật cần được thực thi!

(Baohatinh.vn) - Trước tình trạng vi phạm Luật Thủy lợi đang ngày một gia tăng, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh và chính quyền địa phương các cấp cần xây dựng kế hoạch và quyết tâm xử lý để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Hệ thống công trình thủy lợi ở Hà Tĩnh “kêu cứu” (bài 3): Pháp luật cần được thực thi!

Một số kênh dẫn nước, do việc lấn chiếm gây ách tắc dòng chảy, nước tràn qua kênh nên các công ty thủy lợi phải nâng chiều cao của bờ kênh.

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh hiện đang quản lý khai thác hệ thống thủy lợi với 32 hồ chứa, 5 đập dâng và 480 km kênh mương các loại nằm trên địa bàn các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, TP Hà Tĩnh và TX Kỳ Anh. Do hệ thống đầu mối chưa đồng bộ ở vùng địa hình đồi núi, hẻo lánh, nhiều hệ thống kênh đi qua thành phố, thị trấn, khu đông dân cư, cắt ngang một số công trình hạ tầng, cơ sở khác nên tình trạng các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Thủy lợi khá phổ biến.

“Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi mong muốn tỉnh sớm thực hiện phương án cắm mốc chỉ giới hành lang công trình để từng bước giải quyết các tồn tại. Tại các khu dân cư tập trung, cần có phương án làm hệ thống gom nước thải trước khi đổ ra môi trường, vào công trình thủy lợi. Chúng tôi cũng đề nghị chính quyền các cấp phải thực sự vào cuộc, giải quyết dứt điểm các tổ chức, cá nhân vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình thủy lợi”, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho hay.

Được biết, thời gian qua, cùng với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền các cấp từ xã đến huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm Luật Thủy lợi. Bên cạnh đó, khi phát hiện các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thủy lợi, các đơn vị này cũng tiến hành cử cán bộ, công nhân trực tiếp làm việc với các tổ chức, cá nhân vi phạm, đình chỉ xả nước thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào công trình. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các hộ vi phạm không xả nước thải trực tiếp vào hệ thống công trình thủy lợi. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm không giảm mà ngày càng gia tăng.

Hệ thống công trình thủy lợi ở Hà Tĩnh “kêu cứu” (bài 3): Pháp luật cần được thực thi!

Người dân vô tư xây dựng công trình lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi.

Ông Nguyễn Hữu Phúc - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh thông tin: “Do chỉ là doanh nghiệp có trách nhiệm vận hành nên với tình trạng vi phạm, đơn vị chỉ có thể báo cáo và kiến nghị với các địa phương để xử lý và tổ chức tuyên truyền tới người dân mà không thể trực tiếp xử lý, xử phạt.

Thời gian tới, khi hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang sang giai đoạn 2, các huyện và cấp tỉnh sẽ có những giải pháp tốt hơn để giải quyết tồn tại trên tuyến kênh Linh Cảm. Với các công trình khác, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phối hợp để xử lý dứt điểm vi phạm. Đây cũng là nhằm mục tiêu thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tưới tiêu, cấp thoát nước phục vụ nhân dân sản xuất”.

Hệ thống công trình thủy lợi ở Hà Tĩnh “kêu cứu” (bài 3): Pháp luật cần được thực thi!

Một số kênh nước, do việc lấn chiếm dẫn đến tắc dòng chảy, nước tràn qua kênh nên các công ty thủy lợi phải nâng chiều cao của bờ kênh.

Bên cạnh Luật Thủy lợi, tại Hà Tĩnh, năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 49/2018/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi; đê điều; phòng, chống thiên tai.

Theo đó, giao cho chính quyền địa phương các cấp và đơn vị thanh tra chuyên ngành thực hiện kiểm tra, rà soát các vụ việc vi phạm liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Tuy nhiên, theo Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT), trong thời gian qua, việc xử phạt của các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu các văn bản quy phạm pháp luật.

Nói về vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Ngô Đức Hợi cho biết: Ngành nông nghiệp xác định, việc xử lý hành vi xâm phạm công trình thủy lợi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm. Thời gian gần đây, một số địa phương đã tổ chức tốt công tác tháo dỡ các công trình vi phạm... Để Luật Thủy lợi cũng như Quyết định số 49 của UBND tỉnh thực sự đi vào cuộc sống, các địa phương cần quyết liệt vào cuộc, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.