Hơn 2.500 người bệnh tâm thần ở Hà Tĩnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh hiện có 2.532 người bệnh tâm thần đang được quản lý, điều trị và chăm sóc hiệu quả tại cộng đồng. Điều này đã tạo thuận lợi cho người bệnh được ở gần gia đình, giảm thời gian và chi phí điều trị, giảm tải cho tuyến trên.

Theo báo cáo của Bệnh viện Tâm thần tỉnh, toàn tỉnh hiện có 2.532 bệnh nhân tâm thần được quản lý, điều trị tại cộng đồng, trong đó có 1.540 bệnh nhân tâm thần phân liệt, 992 bệnh nhân động kinh.

Tất cả các bệnh nhân sau khi điều trị ổn định tại bệnh viện được đưa về gia đình chăm sóc và điều trị theo chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây là chương trình được triển khai tới 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, giúp bệnh nhân được điều trị miễn phí tại cơ sở y tế gần nhà.

Hơn 2.500 người bệnh tâm thần ở Hà Tĩnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng

Bệnh viện Tâm thần tỉnh thường xuyên tổ chức các đợt khám sàng lọc các rối loạn tâm thần để kịp thời phát hiện, điều trị cho người bệnh ngay tại cộng đồng

Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Hà - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh, để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng, công tác truyền thông về bệnh tâm thần phải được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Nhất là phải tuyên truyền để từng bước nâng cao nhận thức của người dân về sức khỏe tâm thần, đẩy lùi sự kỳ thị về căn bệnh này.

Thời gian qua, Bệnh viện Tâm thần tỉnh đã tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ y tế huyện, thị xã, thành phố, đội ngũ y tế thôn bản và gia đình bệnh nhân nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc, phát hiện và quản lý bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng.

Nhờ đó đến nay, cơ bản các trạm y tế đều có thể tổ chức khám lại, cấp thuốc và quản lý, giám sát người bệnh một cách chặt chẽ ngay tại cộng đồng.

Hơn 2.500 người bệnh tâm thần ở Hà Tĩnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng

Việc quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng đang được thực hiện hiệu quả

Theo bác sỹ Nguyễn Thái Bình - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sơn Diệm, đơn vị đang quản lý, điều trị cho 8 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 3 bệnh nhân động kinh. Cùng với việc tổ chức phát thuốc cho người bệnh theo đúng liệu trình, nhân viên y tế thôn cũng tăng cường theo dõi, giám sát tiến triển của người bệnh. Nhờ tuân thủ việc điều trị và được sự gần gũi, động viên của gia đình và cộng đồng nên hiện nay, 11 bệnh nhân này tiến triển tốt và họ đã tham gia lao động, sản xuất với gia đình.

Tuy nhiên, việc quản lý, điều trị cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần tỉnh, khó khăn nhất hiện nay vẫn là ngoài 2 đối tượng được quản lý và điều trị là bệnh nhân tâm thần phân liệt và động kinh thì trong cộng đồng còn các thể bệnh khác chưa được quan tâm. Đặc biệt, số người mắc rối loạn tâm thần do nghiện rượu, sử dụng ma túy tổng hợp... ngày càng gia tăng, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.

Hơn 2.500 người bệnh tâm thần ở Hà Tĩnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng

Các trạm y tế đang thực hiện tốt việc quản lý, điều trị và chăm sóc cho người bệnh tâm thần tại cơ sở

Mặt khác, vẫn còn một bộ phận gia đình, người thân đang còn tâm lý sợ bị dị nghị khi có người nhà mắc bệnh tâm thần, trong khi họ lại không nằm trong đối tượng được quản lý điều trị theo chương trình mục tiêu y tế - dân số nên nhiều bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nặng nhưng chưa thể tiếp cận được với dịch vụ y tế. Đối với những trường hợp này, bệnh viện đang phải tự tìm đến để tư vấn, điều trị cho họ.

“Để việc điều trị, chăm sóc người bệnh tâm thần tiếp tục phát huy hiệu quả, trước hết gia đình cần phát hiện sớm những thay đổi bất thường, đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được tư vấn, giúp đỡ, điều trị kịp thời. Cho người bệnh uống thuốc đều, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ.

Đối với cộng đồng, không nên phân biệt đối xử, xa lánh, kỳ thị đối với người bệnh, có như vậy người bệnh tâm thần mới được điều trị kịp thời, sớm hòa nhập cộng đồng” – bác sỹ Nguyễn Xuân Hà khẳng định.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.