“Hốt” nắng vàng, nông dân Hà Tĩnh hối hả gieo cấy trà lúa xuân muộn

(Baohatinh.vn) - Hai ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh “nhích” ấm dần với nhiệt độ vào ban ngày bình quân 22 - 25 độ C. Điều này trở thành “thời gian vàng” cho bà con nông dân tranh thủ xuống giống cho trà lúa cuối cùng của vụ xuân 2020...

“Hốt” nắng vàng, nông dân Hà Tĩnh hối hả gieo cấy trà lúa xuân muộn

Bà Nguyễn Thị Mận như “thở phào” khi thời tiết ngày gieo giống trở nên ấm áp hơn.

Năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Mận - thôn Bình Lý, xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) sản xuất 7 sào lúa thì 5 sào đã gieo xong trước tết. Hai sào còn lại “rơi” đúng vào dịp rét khiến cho bà không khỏi lo lắng.

“Đổ giống ngâm vào ngày mùng 3 Tết, đúng thời điểm xảy ra đợt rét. Tôi đã sử dụng nước ấm, thực hiện quy trình ngâm ủ chuẩn để bảo vệ giống. Thật may, ngày xuống giống nắng ấm trở lại, sẽ thuận lợi cho lúa nảy mầm tốt” - bà Nguyễn Thị Mận chia sẻ.

“Hốt” nắng vàng, nông dân Hà Tĩnh hối hả gieo cấy trà lúa xuân muộn

Để lúa không bị chết rét thì phải duy trì nước mặt ruộng và phun thuốc trừ sâu bệnh.

Cách đó không xa, ông Trần Nam lại đang tranh thủ phun thuốc trừ sâu bệnh cho cánh đồng vừa hoàn thành gieo cấy. Tập quán này đã khá quen thuộc với bà con nông dân ở đây, sau gieo cấy vài hôm, bà con sẽ phun thuốc trừ một số loài sâu bệnh gây ảnh hưởng đến nảy mầm của lúa. Lúa lên đều thì việc tỉa dặm về sau cũng đỡ tốn công sức hơn.

Ông Trần Nam cho biết: “Cánh đồng này gieo được 2 hôm rồi, rất may là ban ngày có nắng, nhiệt độ bình quân trên 20 độ C là thuận lợi cho lúa rồi. Tuy nhiên, nhiệt độ giữa ban ngày và đêm chênh lệch cao, đề phòng rét nên tôi không rút hết nước ra khỏi ruộng”.

“Hốt” nắng vàng, nông dân Hà Tĩnh hối hả gieo cấy trà lúa xuân muộn

“Được nắng”, những cánh đồng rộn rã cho trà giống cuối cùng của vụ xuân 2020.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi của hai ngày qua, nông dân xã Cẩm Thành cũng bắt đầu cho kỳ xuống giống ở những cánh đồng lớn. Vụ xuân năm nay, toàn xã có 150 ha lúa sản xuất theo hình thức canh tác phá bỏ bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn. Từ mùng 4 - 5 Tết (28 - 29/1), bà con đã đồng loạt ngâm giống và dự kiến kỳ xuống giống đợt cuối này sẽ kết thúc trước mùng 10 tháng Giêng âm lịch (3/2).

“Hốt” nắng vàng, nông dân Hà Tĩnh hối hả gieo cấy trà lúa xuân muộn

...Bà con nông dân, ai ai cũng muốn tranh thủ “thời tiết vàng” trong sản xuất.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, thời tiết này được xem là “thời gian vàng” đối với lúa xuân. Trời nắng ráo, có nắng ban ngày nhưng nhiệt độ không quá cao không chỉ thuận lợi cho bà con nông dân toàn tỉnh gieo cấy hết diện tích mà còn là điều kiện phù hợp cho lúa xuân sinh trưởng.

Cùng với việc đốc thúc tiến độ các trà gieo thẳng còn lại ở Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc thì ở những địa phương có tập quán cấy cũng đang tập trung cho trà giống cuối của vụ xuân năm nay như: TH3-3, TH3-5, PC6...

“Hốt” nắng vàng, nông dân Hà Tĩnh hối hả gieo cấy trà lúa xuân muộn

Giống sau những ngày ngâm ủ lại theo bà con ra đồng.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: “Lúa xuân 2020 của Hà Tĩnh cơ bản đáp ứng được tiến độ gieo cấy. Mặc dù nhiệt độ vào cuối lịch thấp, tuy nhiên rét đậm, rét hại không xảy ra nên lúa sinh trưởng tốt, gần như không có tình trạng chết rét. Dù vậy, bà con nông dân không nên chủ quan, cần tuân thủ quy trình chăm sóc, nhất là chủ động phương án phòng rét cho lúa như: duy trì mực nước trên mặt ruộng từ 2 - 3 cm, không bón đạm cho lúa trong những ngày trời rét; tiến hành tỉa dặm và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm...”.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, hình thái thời tiết rét sẽ còn duy trì hết nửa đầu tháng 2/2020 tại Hà Tĩnh. Nhiệt độ về đêm một số ngày ở các vùng vẫn có thể xuống thấp nhất 16 độ C- 17 độ C. Bởi vậy, các địa phương cần tranh thủ thời gian, gieo cấy hết diện tích trong khung lịch, đảm bảo cho lúa xuân phát triển tốt nhất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.