Khởi tố vụ án bệnh nhân mắc Covid-19 nhập cảnh trái phép

Công an tỉnh An Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép xảy ra tại huyện An Phú, tỉnh An Giang,

Ngày 30/12, đại tá Lâm Thành Sol, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang, đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép xảy ra tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, theo Điều 348 Bộ luật Hình sự.

Theo Công an An Giang, đây là vụ án phức tạp, gây hoang mang trong cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chống dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, Ban giám đốc Công an An Giang quyết tâm chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh sớm bắt giữ các nghi can có liên quan đến đường dây nhập cảnh trái phép này, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Các tập thể, cá nhân biết được thông tin liên quan đến đường dây nhập cảnh trái phép, đưa bệnh nhân 1440 từ Campuchia về Việt Nam cần báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang qua số điện thoại 0947.664.882, gặp ông Hoàng Mạnh Thắng.

Khởi tố vụ án bệnh nhân mắc Covid-19 nhập cảnh trái phép

Chiếc xe chở bệnh nhân 1440. Ảnh: Nhật Tân

Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, cho hay sau khi khởi tố vụ án, các lực lượng của Công an An Giang sẽ phối hợp với bộ đội biên phòng và chính quyền huyện An Phú truy tìm nhóm người tổ chức đưa bệnh nhân 1440 nhập cảnh trái phép từ Campuchia để xử lý theo pháp luật.

Đối với bệnh nhân 1440, công an sẽ xử lý hành vi vi phạm về nhập cảnh sau khi trị bệnh xong.

Theo đại tá Nơi, công an tỉnh này đã phối hợp với công an các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, TP.HCM, để rà soát những người tiếp xúc với các bệnh nhân nhập cảnh trái phép và tài xế chở bệnh nhân 1440.

“Bệnh nhân 1440 khai rất nhiều thông tin không thống nhất nên cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc truy vết. May là chúng tôi tìm được tài xế chở bệnh nhân này nên An Giang phối hợp với các tỉnh truy vết những trường hợp tiếp xúc gần. An Giang cơ bản đã rà soát được các trường hợp F1, F2 của bệnh nhân 1440”, ông Nơi nói.

Nguồn tin của Zing cho biết trước khi qua Myanmar, bệnh nhân 1440 ở cùng với hai phụ nữ tại Malaysia. Hai người bạn cùng nhà với bệnh nhân 1440 sau đó mắc Covid-19.

Khi ở Myanmar, bệnh nhân 1440 lo sợ nhiễm SARS-CoV-2 nên liên hệ với gia đình tìm cách trở về Việt Nam. Gia đình ở Việt Nam đã liên hệ được một đường dây, họ đồng ý đưa bệnh nhân 1440 về với giá 50 triệu đồng.

Bệnh nhân 1440 về Việt Nam cùng với người phụ nữ ở Đồng Tháp. Cả hai sau đó nhập cảnh trái phép qua khu vực cửa khẩu Long Bình (tỉnh An Giang) bằng ghe. Bệnh nhân và người phụ nữ ở Đồng Tháp đi nhờ ôtô đến TP Tân An (Long An), sau đó xuống xe.

Bệnh nhân 1440 cùng người phụ nữ này đón ôtô 16 chỗ tiếp tục di chuyển. Khi đến trạm dừng chân ở Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), người này chuyển sang xe khác đi về Lai Vung, còn bệnh nhân 1440 về nhà ở huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long).

Sau khi Bộ Y tế công tố bệnh nhân 1440, ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã xác định nơi ở của người phụ nữ đi cùng tại huyện Lai Vung, tiến hành đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Người phụ nữ này cũng dương tính với SARS-CoV-2.

Theo lời khai của tài xế M.T.T. (30 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang), khoảng 2h ngày 24/12, anh đón 6 người (5 nam, 1 nữ) tại cầu 3C ở ấp Búng Nhỏ, xã Khánh Bình, huyện An Phú. Đến ngã tư Tân An, tỉnh Long An (khu vực dốc cầu của đường cao tốc), 1 khách nam xuống xe để về Vĩnh Long, 1 khách nữ khác về Đồng Tháp.

Hơn 7h cùng ngày, anh T. cùng 4 khách nam còn lại xuống vỉa hè đường Tên Lửa (gần Bến xe Miền Tây, TP.HCM) để uống cà phê. Tài xế sau đó quay về hướng TP Long Xuyên (An Giang) và ghé tiệm cơm trên quốc lộ 62 để ăn sáng.

Từ chiều 24/12 cho đến khi được đưa đi cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) chiều 28/12, anh T. tiếp xúc với nhiều người ở An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ và Sóc Trăng. Kết quả xét nghiệm lần 1 của anh T. cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Theo luật sư Hà Kim Tâm (Công ty luật Onekey & Partners), nếu những lời khai của bệnh nhân 1440 là có cơ sở thì những người trong đường dây đưa bệnh nhân mắc Covid-19 về nước đã có dấu hiệu vi phạm Điều 348 Bộ luật Hình sự về tội Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Luật sư phân tích ở tội danh này, người vi phạm có thể bị phạt tù 1-5 năm. Nếu lợi dụng chức vụ quyền hạn; có tính chất chuyên nghiệp hay phạm tội từ 2 lần trở lên thì có thể đối diện mức án 5-10 năm tù.

Còn trường hợp kết quả điều tra xác định đường dây này thu lợi bất chính trên 500 triệu, dẫn 11 người trở lên nhập cảnh trái phép hay làm chết người thì khung hình phạt là 7-15 năm tù.

Theo zing

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.