Một dữ liêu được cho là của khách hàng FPT Shop.
Trong bài viết, hacker có tên herasvn cung cấp hình ảnh chụp thông tin mua hàng, xác nhận sử dụng điện thoại kèm theo máy, chứng minh nhân dân, sản phẩm mà khách mua…
Hacker này cũng cho biết đã lưu tất cả dữ liệu mà người này đánh cắp được và đăng tải luôn một công cụ được cho là nhà bán lẻ này cùng mã nguồn chứa thông tin máy chủ…
Đáng chú ý, hacker này còn cho biết, các thông tin đăng tải này chỉ mới là một phần và nói rằng sẽ giao dịch với ai muốn trao đổi hàng hoá hoặc bán với giá tốt.
Trước đó vài ngày, hacker này cũng đã tung dữ liệu được cho là của Concung.com lên mạng và đe dọa FPT Shop. Tại thời điểm đó, hacker cho biết sẽ giao dịch với ai muốn trao đổi hàng hoá hoặc bán với giá tốt.
Hiện tại FPT Shop cho biết đang rà soát lại thông tin và nhấn mạnh hệ thống của nhà bán lẻ này vẫn an toàn.
Trước đó, một hacker khác cũng đã tung ra hơn 5,4 triệu email và 31.000 bản ghi lịch sử giao dịch của những người dùng được cho là khách hàng của Thế giới Di động, Điện máy Xanh.
Phía Thế giới Di động lập tức lên tiếng và khẳng định tất cả các thông tin trên đều không đúng và những thông tin mà hacker tung ra không nằm trong danh sách khách hàng của đơn vị này. Vị này khẳng định đó là thông tin thất thiệt.
Thế giới Di động cũng nhấn mạnh tất cả dữ liệu của khách hàng đều được bảo mật một cách tuyệt đối và người dùng không phải đổi bất cứ mật khẩu, khóa thẻ… Nếu tài khoản người dùng bị chiếm đoạt do lỗi từ Thế giới Di động, đơn vị này sẽ đền bù tất cả.
Ngay sau đó, Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin, Trung tâm VNCERT) đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp làm việc với TGDD để hỗ trợ. Tuy nhiên, Cục cho hay, đến thời điểm ngày 09/11/2018 chưa nhận thấy có dấu hiệu tấn công vào các thành phần hệ thống liên quan tới thông tin cá nhân bị công bố. Cục An toàn thông tin khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với TGDD và các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, rà soát.