Trứng
Trong quá trình gia nhiệt của lò vi sóng, chất lỏng bên đạt áp suất cao mà không có chỗ thoát hơi, giống như một nồi áp suất thu nhỏ, đến mức trứng có thể phát nổ. Thậm chí đáng sợ hơn, trứng sẽ không vỡ trong lò vi sóng trong khi nó được làm nóng, nhưng sau đó, nó có thể nổ trên tay, trên đĩa hoặc thậm chí trong miệng của bạn.
Sữa mẹ
Nhiều bà mẹ đông lạnh và lưu trữ sữa để tiện sử dụng cho con. Lò vi sóng không thể làm ấm bình sữa đồng đều, dễ tạo nên những điểm nóng gây bỏng miệng và cổ họng trẻ. Nhựa từ bình sữa được hâm nóng làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên hâm nóng sữa mẹ và sữa công thức trên bếp hoặc máy hâm sữa.
Trái cây
Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng có trong trái cây gần như mất hết.
Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được cho nho vào lò vi sóng, bao gồm cả nho tươi và cả nho khô. Khi cho thực phẩm này vào lò vi sóng, lượng nhiệt trong lò tỏa ra sẽ khiến thực phẩm sinh nhiệt, tạo ra lửa gây cháy nổ nguy hiểm. Đồng thời, nho bị cháy sẽ tạo ra nhiều khí plasma, khí độc này có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong của lò vi sóng.
Rau xanh
Nếu bạn muốn làm chín cần tây, cải xoăn hoặc rau bina hãy hâm nóng chúng trong lò nướng thông thường thay vì lò vi sóng. Khi ở trong lò vi sóng, các nitrat tự nhiên (rất tốt cho bạn) có thể chuyển thành chất gây ung thư.
Cà rốt
Cà rốt có chứa các chất như magie, sắt, selen… Dưới tác động của lò vi sóng những chất này có thể gây ra ngọn lửa, không những gây nguy hiểm cho người sử dụng mà còn làm giảm tuổi thọ của lò vi sóng.
Thịt hộp
Thịt hộp thường chứa hóa chất và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Các chất này nếu được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol trong đồ ăn sẵn, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cơm
Trong gạo có nhiều vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là Bacillus cereus - sản sinh độc tố gây nôn, tiêu chảy. Một số nghiên cứu chứng minh rằng khi nấu cơm trong lò vi sóng làm nóng liên tục và để ở nhiệt độ phòng, Bacillus cereus có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm.
Để tránh gạo bị nhiễm độc, hãy đun nấu theo cách thông thường, dùng nồi cơm điện hoặc đun sôi rồi giảm lửa, duy trì độ ấm đến khi chín.
Thịt gà
Thịt gà có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella - một vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe con người. Vì vậy, thịt gà luôn được khuyến cáo phải nấu chín kỹ để loại bỏ chúng. Nhưng với cơ chế làm nóng của lò vi sóng là truyền nhiệt từ trong ra ngoài, không nấu chín đều tất cả các phần của thịt, nên vi khuẩn có khả năng sống sót và gây hại.
Các loại nấm
Theo các nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng thì không nên cho nấm vào lò vi sóng để làm chín hoặc hâm nóng. Khi nấm được hâm nóng, các vi chất dinh dưỡng bên trong sẽ biến đổi thành nhiều hợp chất gây khó tiêu trong dạ dày.
Nước
Bạn không nên đun nước trong lò vi sóng. Khi bạn lấy nước từ trong lò vi sóng ra cũng là lúc bọt nước hình thành, dễ bắn vào người gây bỏng.
Những cấm kỵ cần biết:
Đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng
Theo báo VnExpress, các loại đồ sành, sứ, thủy tinh chịu nhiệt hay thậm chí là đồ nhựa đều có thể dùng trong lò vi sóng nhưng không phải loại hộp nhựa nào cũng an toàn. Nhựa cho lò vi sóng được sản xuất riêng với các đặc tính an toàn cho sức khỏe con người. Thông thường, khi mua đồ nhựa, các nhà sản xuất sẽ ghi chú loại mà bạn có thể sử dụng trong lò vi sóng hay không.
Mở cửa khi lò đang sử dụng gây bỏng
Cửa lò không đóng kín sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm tiềm ẩn khi sóng viba bị phát tán nhiều bên ngoài mà không bị cản lại. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa thức ăn đang trong quá trình nấu, mở cửa đột ngột có thể bị bắn vào người gây bỏng cho người sử dụng.
Đậy kín hoàn toàn thức ăn khi nấu
Cũng giống như khi nấu các loại thức ăn có vỏ hoặc màng bọc, việc đậy kín nắp khi nấu thức ăn trong lò vi sóng rất dễ làm áp suất tăng khi nhiệt độ tăng và có thể gây hiện tượng phát nổ. Đậy thức ăn khi nấu là cần thiết, nhưng hãy nhớ không được đậy kín hoàn toàn, nên để hở một chút để thoát hơi.
Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướng
Để tiết kiệm diện tích, nhiều gia đình hay đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh, lò nướng hoặc để gần bếp. Việc này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử. Thêm đó, khi lò vi sóng gây cháy nổ, việc để gần các thiết bị điện khác hoặc bếp ga cũng gây mất an toàn hơn và khó xử lý hơn khi tình trạng xấu xảy ra.
Bình thủy mini hay bình thủy cách nhiệt
Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không.
Vật dụng bằng kim loại
Đồ kim loại là thứ cần tránh thật xa khỏi lò vi sóng. Bởi lẽ, sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người đứng xung quanh.
Hộp giấy
Hộp giấy có chứa syrofom, vốn là một loại nhựa, nên rất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Vì vậy, bạn tránh hâm nóng cơm hộp trong lò trừ khi trên hộp giấy có đề là “an toàn khi dùng với lò vi sóng”.
Nho
Có nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng nho thì sẽ bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng. Nho khô thì sẽ bắt lửa và bốc khói.