Không tăng giá điện và phí đường bộ, tránh gây áp lực lên CPI

Tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Năm, chiều 1/6, các thành viên Chính phủ đã cho ý kiến vào Báo cáo kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo điều hành giá năm 2015, 4 tháng đầu năm 2016 và phương hướng điều hành giá năm 2016...

khong tang gia dien va phi duong bo tranh gay ap luc len cpiThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sau khi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, Thủ tướng đã có kết luận rất quan trọng, đó là không tăng giá bán lẻ điện, phí đường bộ các dự án BOT và một số mặt hàng khác, tránh gây áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng năm nay.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ không tăng giá bán lẻ điện những tháng còn lại của năm 2016, không lập quỹ bình ổn giá điện. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ chưa điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cùng một thời điểm mà nên chia làm nhiều đợt.

Về mặt hàng đường, theo tính toán của Bộ Công Thương, nhu cầu đường trong nước thiếu hụt khoảng 200.000 đến 300.000 tấn đường. Tháng 5 vừa qua, giá đường đã tăng từ 700 đến 1.200 đồng/kg, tùy loại.

Để tránh tác động của việc thiếu đường đến chỉ số giá tiêu dùng, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ cho nhập khẩu đường từ bên ngoài, trước mắt nhập 100.000 tấn để cân đối cung cầu trong nước.

Đối với mặt hàng muối, theo tính toán thì cả dự trữ và sản lượng năm nay khoảng 2,2 triệu tấn, trong khi nhu cầu trong nước chỉ ở mức 1,5 triệu tấn. Điều này khiến giá muối giảm thấp, chỉ 400 đồng/kg. Để hỗ trợ diêm dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Thủ tướng cho thực hiện vay tạm trữ muối, có hỗ trợ lãi suất ngân hàng, mua tạm trữ 200.000 tấn, giúp giá muối tăng lên 800 đồng/kg.

Các thành viên Chính phủ cũng đề nghị ổn định giá xăng dầu, giá nước sinh hoạt; kiểm soát phí đường bộ các dự án BOT.

Đối với phí dịch vụ y tế, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ có biện pháp để chi phí dịch vụ y tế không tăng quá cao. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết từ tháng 12 năm ngoái, chỉ có 20 tỉnh tăng học phí, mức tăng không cao; còn 43 tỉnh chưa tăng, vì vậy, mức tăng học phí chưa tác động nhiều đến chỉ số CPI. Bộ sẽ tăng cường kiểm soát và kiềm chế tăng học phí nếu chất lượng giảng dạy, học tập không tăng.

Kết luận về nội dung điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ biểu dương Ban chỉ đạo điều hành giá về những kết quả điều hành giá thời gian qua.

Thủ tướng lưu ý yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ điều hành giá là phải đảm bảo lạm phát năm nay không quá mức 5% như Nghị quyết Quốc hội đã đề ra.

Về phương hướng điều hành giá, Thủ tướng yêu cầu vẫn phải bám sát thị trường, song, các bộ, ngành cần có sự chủ động, dự báo, dự trữ nguồn hàng tốt để giá cả đi vào thực chất, tránh đẩy giá tăng cao giả tạo.

Về giá xăng dầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo Nghị định 83, theo sát diễn biến thị trường, sử dụng tối đa quỹ bình ổn giá trên tinh thần giữ ổn định, hạn chế biến động.

Đối với giá điện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính về việc không điều chỉnh giá bán lẻ điện, không thành lập quỹ bình ổn giá điện. Giá bán buôn có thể tăng, nhưng giá bán lẻ điện không được tăng. Lộ trình giá điện vẫn tiếp tục thực hiện nhưng riêng năm 2016 không tăng giá điện.

Về mặt hàng đường, Thủ tướng đồng ý cho Bộ Công Thương trước mắt nhập 100.000 tấn để ổn định thị trường; đặc biệt là chú trọng sản xuất trong nước.

Về giáo dục, Thủ tướng chỉ đạo cần thúc đẩy đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, tính kết cấu chi phí theo giá dịch vụ với lộ trình thích hợp, tránh điều chỉnh học phí cùng thời điểm giá dịch vụ y tế để hạn chế tác động đột biến đến giá cả tiêu dùng. Với giá dịch vụ đầu vào năm học mới, Bộ Giáo dục và đào tạo cần làm tốt công tác chuẩn bị; tránh tình trạng tăng giá.

khong tang gia dien va phi duong bo tranh gay ap luc len cpi

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế cần có bước đi phù hợp trong điều chỉnh giá dịch vụ y tế, không tăng đồng loạt tất cả 63 tỉnh, thành phố; phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương để đưa ra lộ trình giá dịch vụ y tế phù hợp.

Đáng chú ý, tại buổi làm việc, Thủ tướng đồng ý cho phép tiến hành đấu thầu giá thuốc công khai nhằm bảo vệ và hỗ trợ người tiêu dùng, nhất là người bệnh. Tiếp tục triển khai thực hiện quy định mới về đấu thầu thuốc, giảm giá thuốc; nhất là các bệnh viện công lập, để tránh tình trạng tiêu cực, móc ngoặc trong kê đơn...

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình phương án đấu thầu thuốc tập trung dùng cho Bảo hiểm y tế.

Liên quan đến phí đường bộ, Thủ tướng cũng chỉ đạo không tăng phí đường bộ đối với các dự án BOT. Khẳng định, sản lượng lương thực trong nước hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kiểm soát tốt, không được để xảy ra tình trạng đẩy giá tăng bất thường.

Cũng tại buổi làm việc chiều nay, Thủ tướng đồng ý thu mua tạm trữ 200.000 tấn muối để nâng giá mặt hàng này, hỗ trợ diêm dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong bối cảnh được mùa muối, giá muối giảm từ đầu năm. Đối mặt hàng sữa trẻ em, Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên chưa được tăng giá.

Theo Vietnam+

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.