Kỳ Anh khởi động vụ xuân với 31 vùng sản xuất ô thửa lớn

(Baohatinh.vn) - Kỳ họp HĐND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cuối năm dự kiến sẽ thông qua chính sách hỗ trợ phá ô thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, tạo động lực để người nông dân thực hiện “cuộc cách mạng” trên cánh đồng vụ xuân 2021.

Nhằm nâng cao hiệu quả đất chuyên trồng lúa gắn với chuyển đổi cơ cấu bộ giống lúa, sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo nguồn lực cho xây dựng NTM bền vững, vụ xuân 2021, huyện Kỳ Anh triển khai diện rộng mô hình phá ô thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lớn trong sản xuất.

Kỳ Anh khởi động vụ xuân với 31 vùng sản xuất ô thửa lớn

Đưa cơ giới vào sản xuất ở cánh đồng lớn ở thôn Hoàng Diệu (Kỳ Tiến).

Kỳ Tiến là một trong những xã đầu tiên triển khai phá ô thửa nhỏ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn của huyện Kỳ Anh.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Tiến Lê Hoài Nam cho biết: Để thực hiện đề án phá ô thửa nhỏ, xây dựng cánh đồng lớn, cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp lấy ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Bà con đều vui mừng và thống nhất cao với chủ trương của địa phương đưa ra. Ngay sau khi triển khai xây dựng cánh đồng lớn, ngoài các chính sách của huyện, xã đã hỗ trợ cắm mốc bằng bê tông, thuê máy cày để cày lần đầu và tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân.

Kỳ Anh khởi động vụ xuân với 31 vùng sản xuất ô thửa lớn

Người dân xã Kỳ Tiến đã đào đắp, san lấp từ 295 ô thửa nhỏ thành 89 ô thửa lớn.

Xã Kỳ Tiến đã huy động máy móc đào đắp, san lấp từ 295 ô thửa nhỏ thành 89 ô thửa lớn trên cánh đồng gần 30 ha thuộc các thôn Hoàng Diệu, Kim Nam Tiến và Hồ Hải.

Ông Trần Văn Tần ở thôn Kim Nam Sơn cho hay: Sau khi thông suốt chủ trương của xã, bà con trong thôn chúng tôi đã tích cực tham gia “phá bờ thửa nhỏ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Chúng tôi nhận thấy, trước hết, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn sẽ tạo thuận lợi trong canh tác, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, tưới tiêu, qua đó giảm chi phí, công sức cho người nông dân.

Kỳ Anh khởi động vụ xuân với 31 vùng sản xuất ô thửa lớn

Xã Kỳ Giang triển khai “ô thửa lớn” ở 7 cánh đồng, với diện tích 46,7ha.

Được biết, từ đầu tháng 12 đến nay, 11 xã trên địa bàn huyện đã cắm mốc, vẽ sơ đồ, đo đạc diện tích, phân bổ nội dung, kế hoạch cụ thể đến từng người dân. Theo kế hoạch, trong vụ xuân năm nay, các xã: Kỳ Phong, Kỳ Tiến, Kỳ Giang, Kỳ Phú, Kỳ Đồng, Kỳ Thư sẽ thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên diện tích 291,42 ha, tại 31 vùng; với quy mô tối thiểu 0,3 ha/ruộng và 5 ha/vùng.

Kỳ Anh khởi động vụ xuân với 31 vùng sản xuất ô thửa lớn

Xã Kỳ Phú cũng đưa cơ giới vào phá 934 thửa ban đầu thành 152 thửa ở 5 cánh đồng, với diện tích gần 50ha

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải cho biết, huyện đã giao Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi tiếp tục tổ chức tập huấn các biện pháp kỹ thuật, lịch thời vụ, cơ cấu cho người dân trong vùng sản xuất cánh đồng lớn.

UBND huyện cũng đã xây dựng chính sách hỗ trợ phá ô thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn trình tại kỳ họp HĐND cuối năm. Theo đó, đề xuất hỗ trợ 3 triệu đồng/ha (tối đa 50 triệu đồng/cánh đồng) để thuê máy phá bỏ bờ thửa, cải tạo, di dời vật cản trên đồng ruộng; hỗ trợ kinh phí mua giống lúa mức 40% (không quá 1 triệu đồng/ha) cho các cánh đồng sử dụng cùng một giống cấp xác nhận trở lên; hỗ trợ kinh phí công tác chỉ đạo thực hiện cho cán bộ thôn, xóm theo mức diện tích thực hiện.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.