Sốt là hiện tượng thân nhiệt trong cơ thể của bé tăng cao, đôi khi còn kèm theo triệu chứng co giật. Thông thường, khi thay đổi thời tiết hoặc trẻ vui chơi quá sức thì có thể bị sốt nhẹ và thường khỏi sau 2 đến 3 ngày nếu bé được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn sốt lại kéo dài, dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Có rất nhiều dẫn khiến trẻ bị sốt kéo dài. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là bé bị nhiễm một số loại vi khuẩn, virus hoặc siêu vi. Bên cạnh đó, sức đề kháng yếu của trẻ nhỏ cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do cách chăm sóc trẻ bị sốt chưa đúng cách, khiến tình trạng của bé liên tục kéo dài.
Nguyên nhân cuối cùng có thể do trẻ bị viêm đường tiết niệu. Trường hợp này, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến thăm khám bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả nhất. Do đó, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh một số phương pháp để giúp con hạ sốt hiệu quả.
Làm gì khi trẻ bị sốt cao kéo dài? Giữ cho trẻ luôn thoáng mát
Khi cơn sốt kéo dài sẽ khiến thân nhiệt cơ thể bé tăng cao. Do đó, bố mẹ không nên đắp thêm chăn cho trẻ mà nên cởi bớt quần áo và cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Bên cạnh đó, nên cho bé nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, tránh gió lùa mạnh.
Lau mát, chườm mát cho trẻ bị sốt kéo dài
Theo đó, nhúng khăn vào nước ấm khoảng 35 đến 36 độ C và vắt ráo nước rồi lau 2 nách, 2 bẹn và đắp lên trán cho trẻ. Cứ 2 phút bố mẹ lại nhúng khăn vào nước ấm và đắp tới khi nào thân nhiệt của bé hạ xuống mức bình thường.
Đặc biệt lưu ý, không nên thoa dầu gió cho bé và dùng nước quá lạnh để lau người trẻ vì dễ dẫn đến cảm lạnh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể cho một vài giọt dầu khuynh diệp vào chậu tắm của bé để lau người.
Uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị sốt kéo dài
Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên chế biến những món ăn dễ tiêu hóa như: Cháo, súp,... và ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi,..) hay các loiaj trái cây mềm như: Bơ, chuối, đu đủ... Đặc biệt, nên cho bé uống nhiều nước để bù lượng nước thiếu hụt.
Uống thuốc hạ sốt
Không được tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, sau khi trẻ uống khoảng 30 phút thuốc sẽ có tác dụng hạ xuống 1 đến 1,5 độ C. Lưu ý, nếu thấy bé bị sốt kéo dài mà không hạ thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh tâm lý chủ quan sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Một số trường hợp phải đưa trẻ bị bệnh viện ngay lập tức
Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt.
Trẻ hay quấy khóc, bứt rứt khi cử động hay ngủ li bì sốt, khó đánh thức.
Cổ trẻ cứng, nổi phát ban da.
Trẻ không nuốt được thức ăn, khó thở và không đỡ hơn sau khi làm sạch mũi trẻ.
Dễ nôn, tiểu máu, đau buốt khi tiểu, nôn ra máu hay có hiện tượng bị co giật.
Nhiệt độ sốt trên 40,1 độ C.
Sốt kéo dài trên 24 giờ hoặc đã hạ sốt sau 24 giờ rồi sốt tái phát lại.
Phòng ngừa sốt kéo dài ở trẻ
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Luôn giữ ấm cho bé vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè cũng như đeo khẩu trang cho bé trước khi ra đường.
Giữ vệ sinh và ăn uống sạch sẽ và tránh để trẻ tiếp xúc với người bị bệnh. Hạn chế tiếp xúc ới những nơi ô nhiễm như khói, thuốc lá, bụi bẩn
Ngăn ngừa sự phát sinh loăng quăng, muỗi tại nơi ở để phòng bệnh sốt xuất huyết.