Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

(Baohatinh.vn) - Ông Phạm Văn Đệ năm nay 62 tuổi, là thành viên Tổ Hợp tác trồng rau gia vị La Xá thuộc xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. La Xá đã thành “làng nghề” trồng rau màu truyền thống nằm phía Tây thành phố Hà Tĩnh.

Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

Đây là năm thứ 10, gia đình ông Đệ canh tác trên cánh đồng chuyên canh rau màu 2ha cùng 20 thành viên Tổ Hợp tác trồng rau gia vị La Xá. “Mới đó mà đã 10 năm với biết bao thăng trầm. Khi được, khi mất nhưng nghề trồng rau màu đã mang lại cho gia đình tôi và các hộ dân xung quanh nhiều niềm vui” - ông Đệ tâm sự.

Trận mưa lũ lịch sử trong tháng 10 vừa qua, diện tích rau màu của gia đình ông Đệ và 20 thành viên Tổ Hợp tác trồng rau gia vị La Xá bị lũ nhấn chìm nên thời tiết nắng ấm hiện nay như “bù đắp” cho người nông dân, tạo “cơ hội vàng” để ông Đệ cùng các thành viên trong tổ hợp tác ra đồng khôi phục sản xuất.

Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

Trước khi làm đất, ông Đệ phải mất nhiều ngày công để nhổ bỏ hết những cây rau màu bị ngập úng, hư hỏng do mưa lũ. Đây là việc chẳng đặng đừng nhưng ông đang cần những thửa ruộng sạch cho những vụ rau màu tiếp theo.

Gắn bó với nghề trồng rau hơn 30 năm, ông Đệ hiểu rất rõ đặc tính, cách chăm sóc từng loại cây gia vị như: kinh giới, mùi tàu, húng quế, tía tô, bạc hà…. Đây là những loài cây dễ trồng nhưng đòi hỏi công chăm bón thường xuyên. Vì vậy, ngày nào ông Đệ cũng phải ra đồng vạch từng chiếc lá, nhổ từng ngọn cỏ dại để cây không bị nhiễm sâu bệnh hoặc bị cằn.

Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

Trong quá trình trồng cây rau gia vị, khâu cải tạo đất là vất vả nhất. Đất ẩm ướt quá hay khô hạn quá cũng làm cây khó phát triển. Vì vậy, khâu làm đất phải được thực hiện thật kỹ. Cùng đó, phải chú trọng chọn giống để cây lên đều và không sâu bệnh.

Để đảm bảo sản xuất rau gia vị an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, ông Đệ cũng như các thành viên Tổ Hợp tác trồng rau gia vị La Xá đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình từ khâu làm đất, bón phân, chăm sóc đến thu hoạch.

Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

Phân bón cho cây rau màu được làm từ phân chuồng, ủ hoai qua nhiều ngày. Do nguồn phân chuồng ngày càng ít, trong khi nhu cầu lớn nên nhiều khi ông Đệ và các thành viên tổ hợp tác phải lên Hương Sơn, Hương Khê hoặc vào Kỳ Anh để đặt hàng.

Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

Sau khi rải đều phân lên các luống rau, người dân làng rau La Xá phải phủ lớp đất lên để giữ ẩm, đặc biệt là tránh nhiễm sâu bệnh cho cây.

Phải ghi nhận rằng, cánh đồng chuyên canh rau màu của Tổ Hợp tác trồng rau gia vị La Xá được đầu tư hệ thống hạ tầng khá đồng bộ nên rất thuận lợi cho sản xuất. Đó là thành công từ sự tâm huyết của cấp ủy, chính quyền và đông đảo người dân trên địa bàn.

Cùng ra đồng La Xá hôm nay, bà Nguyễn Thị Bình - một nông dân kỳ cựu trong sản xuất rau gia vị không giấu nỗi niềm tự hào: Cách đây chừng mười năm, chúng tôi bắt tay vào trồng rau màu gia vị để cải thiện cuộc sống. Không ngờ, đến thời điểm này, rau màu gia vị trở thành sản phẩm hàng hóa, đưa lại giá trị lớn cho người trồng.

Tuy vậy, đằng sau kết quả là nỗ lực phấn đấu không ngưng nghỉ của bà con nông dân. Đặc tính của nghề trồng rau màu là phải làm thủ công từ khâu bón phân, nhổ cỏ đến thu hoạch. Vì vậy, với diện tích 6 sào, bà Bình phải thuê thêm 2 lao động thường xuyên và khi cao điểm thu hoạch hoặc nhổ cỏ phải có 5 - 6 lao động.

Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

“Nếu không có trận lụt vừa qua, thời gian này là cao điểm thu hoạch rau. Đây cũng là thời điểm rau bán đắt nhất trong năm. “Thu hoạch cuốn chiếu, thu nhập quanh năm”, với 6 sào rau gia vị, bình quân hằng năm gia đình tôi thu cả trăm triệu đồng” - bà Bình cho hay.

Trong khi ông Đệ, bà Bình tranh thủ làm đất, chăm sóc những cây vừa “bén”, một số người lại thu dọn những cây bị nước lũ ngập, chết khô mang đi đốt, vừa làm sạch đồng ruộng vừa làm tro bón cho cây.

Với phẩm chất cần cù, chịu khó vốn có của người nông dân, ông Đệ, bà Bình và những người nông dân trong Tổ Hợp tác trồng rau màu La Xá lại bắt tay khôi phục những thành quả đã bị lũ lụt “cướp” mất.

Họ ra đồng từ sáng sớm và trở về nhà lúc mặt trời khuất dần sau những ngôi nhà cao tầng xa xa nơi thành phố. Trong lòng mỗi người, luôn canh cánh cho vụ rau này và đặt hết niềm tin vào một mùa bội thu.

Làng rau La Xá “cướp nắng” chạy đuổi vụ đông

Trong nắng ấm cuối thu, người nông dân làng rau La Xá càng vững tin vào một vụ rau thắng lợi. Và, họ đang đốc hết sức mình trên những ruộng rau với niềm tin mãnh liệt, “trời không phụ công người”.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.