Chiếc máy bay không người lái mới nhất, hiện đại nhất của Trung Quốc vừa mới được lộ diện được phía Trung Quốc đặt tên là "Hắc Đao" đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt là mới đây, phía Trung Quốc còn lên tiếng khẳng định "Hắc Đao" của họ là chiến đấu cơ thế hệ 6 đầu tiên trên thế giới.
Hình minh họa phi cơ "Hắc Đao" của Trung Quốc. Ảnh: Defence.
Việc cải thiện hơn nữa khả năng cơ động, tốc độ và gia tốc của máy bay được coi là sẽ vượt quá giới hạn chịu đựng của con người, dẫn đến việc thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo, được dự báo là sẽ có độ cơ động vượt trội và không cần người lái.
Cả phía Mỹ và Nga đều có rất nhiều kinh nghiệm trong chế tạo máy bay không người lái, tuy nhiên cả hai nước này đều được coi là "chậm chân" trong việc nghiên cứu một loại chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo với khả năng bay tự hành hoặc điều khiển từ xa. Nhất là khi phía Mỹ hủy chương trình nghiên cứu X-47B của họ.
Máy bay chiến đấu không người lái "Hắc Đao" của Trung Quốc. Ảnh: Tube.
Ở một chiều hướng khác, Nga lại ứng dụng công nghệ tự lái vào những phương tiện mặt đất nhiều hơn là các loại phương tiện bay trên không. Điều này xảy ra được cho là do hai lý do chính yếu nhất, bao gồm thiếu kinh phí và rào cản khoa học kỹ thuật.
Đây cũng chính là những lý do khiến phía Trung Quốc cho rằng máy bay "Hắc Đao" của họ hiện tại là loại chiến đấu cơ thế hệ sáu đầu tiên và duy nhất của nhân loại. Mặc dù, giống với mọi loại máy bay không người lái khác, Hắc Đao được cho là cũng dễ dàng bị tấn công và loại bỏ bởi tác chiến điện tử, tấn công mạng. Tuy nhiên Bắc Kinh dường như chấp nhận mọi điểm yếu này chỉ để đổi lại độ cơ động vượt trội, nằm ngoài khả năng chịu đựng của bất cứ phi công nào trên thế giới hiện nay.
"Hắc Đao" ở triển lãm hàng không Châu Hải, Trung Quốc.
Thực tế, định nghĩa của "chiến đấu cơ thế hệ sáu" vẫn còn là một điều khá mù mờ. Theo một số chuyên gia, chiến đấu cơ thế hệ sáu sẽ phải được trang bị các loại vũ khí năng lượng tập trung - hay còn gọi là vũ khí laser. Ngoài ra, nó cũng phải có khả năng sống sót tốt trước việc bị đối phương tác chiến điện tử và tầm bay vượt trội hơn so với các loại chiến đấu cơ thế hệ trước.
Ví dụ như loại máy bay không người lái Triton của Hải quân Mỹ ở thời điểm hiện tại đã có tầm bay liên tục lên tới hơn 20.000 km, hoạt động được tối đa 30 tiếng đồng hồ liên tục và bay ở độ cao khoảng 6000 mét. Theo nhiều báo cáo, "Hắc Đao" của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng vượt qua những con số này của chiếc Triton.
Rất có khả năng, Hắc Đao sẽ được sử dụng trong những chiến dịch quy mô lớn kết hợp cùng chiến đấu cơ thế hệ 5 loại J-20 của Bắc Kinh. Nếu hệ thống trí thông minh nhân tạo do Quân đội Trung Quốc phát triển đủ thông minh, phi công J-20 chỉ việc đánh dấu mục tiêu và sau đó để Hắc Đao tự đưa ra phương án xử lý, tấn công của riêng mình.
Sputnik kết luận, định nghĩa máy bay thế hệ sáu của Trung Quốc rất có thể chỉ bao gồm: "rẻ, nhiều và có khả năng phối hợp khi hoạt động trên không".