Lo ngại dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng Hà Tĩnh "né" thịt lợn

(Baohatinh.vn) - Dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người, nhưng với tâm lý e ngại của người tiêu dùng, thời điểm này, thị trường lợn thịt ở Hà Tĩnh đang có xu hướng chững lại.

Lo ngại dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng Hà Tĩnh “né” thịt lợn

Tiểu thương Võ Thị Vinh (chợ TP Hà Tĩnh) ế ẩm hàng hóa do thông tin về dịch tả lợn châu Phi

11 giờ trưa, quầy thịt của tiểu thương Võ Thị Vinh (chợ TP Hà Tĩnh) vẫn đầy hàng, thi thoảng mới xuất hiện một vài người khách ghé quầy. chị Vinh chia sẻ: “Từ khi xuất hiện thông tin có dịch tả lợn châu Phi, sức tiêu thụ giảm hẳn. Trước đó, ngày bán được từ 5–6 yến nhưng bây giờ giỏi lắm cũng chỉ được vài yến”.

Cùng chung tình cảnh ế ẩm, tiểu thương Nguyễn Thị Thủy gần đó giãi bày: “Thịt lợn chúng tôi bán có nguồn gốc, được sự kiểm chứng của cơ quan chức năng. Hơn nữa, Hà Tĩnh vẫn chưa bị dịch nhưng cứ người này truyền tai người kia rồi vô hình trung tẩy chay thịt lợn”.

Lo ngại dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng Hà Tĩnh “né” thịt lợn

Tiểu thương Nguyễn Thị Thủy cho hay: Hà Tĩnh vẫn chưa bị dịch nhưng cứ người này truyền tai người kia nên vô hình trung tẩy chay thịt lợn.

Nguyên nhân lượng người mua thịt lợn giảm, một phần bắt nguồn từ tâm lý e ngại của người dân. Chị Trần Thị N. (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: Vẫn nghe nói dịch tả lợn châu Phi không lây bệnh sang người và thịt lợn trên thị trường "chính thống" đã qua kiểm dịch, an toàn. Tuy nhiên, tâm lý vẫn là "ăn mất ngon" nên tôi tạm thời chọn thực phẩm khác thay thế".

Không chỉ giảm đáng kể sức mua, giá thịt lợn trên thị trường trong “bão" dịch tả lợn châu Phi cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, giá thịt lợn các loại đã giảm khoảng 5.000 – 10.000 đồng/kg so với thời điểm trước đó. Cụ thể: Thịt nạc, sườn còn khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg, thịt ba chỉ còn 70.000 - 75.000 đồng/kg.

Lo ngại dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng Hà Tĩnh “né” thịt lợn

Các tiểu thương kinh doanh thịt lợn cũng bị ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi

Thị trường ế ẩm, các tiểu thương kinh doanh thịt lợn đành phải hạn chế số lượng hàng nhập về. Cũng vì thế mà các lò giết mổ trên địa bàn những ngày này giảm công suất so với trước. Tại lò giết mổ tập trung thành phố Hà Tĩnh, mỗi ngày giết mổ khoảng 25 con lợn thịt, bằng khoảng 1/3 so với trước khi có thông tin dịch tả lợn châu Phi.

Lo ngại dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng Hà Tĩnh “né” thịt lợn

Chủ lò giết mổ tập trung TP Hà Tĩnh Trương Hữu Hà chia sẻ thông tin với phóng viên

Anh Trương Hữu Hà – chủ lò mổ tập trung TP Hà Tĩnh chia sẻ: “Ngay khi thông tin về dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã đến phổ biến công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc đầu vào. Vì vậy, công tác này được siết chặt hơn, cả trước và sau giết mổ”.

Cũng theo anh Hà, thịt lợn qua các lò giết mổ được kiểm tra nghiêm ngặt nên người dân không phải lo lắng. Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng một số lò mổ tự phát tại gia đình đang hoạt động “chui”, chưa có sự kiểm soát của các ngành chức năng. Đây mới là mối nguy, có thể khiến lợn bị bệnh tuồn vào thị trường.

Lo ngại dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng Hà Tĩnh “né” thịt lợn

Nhiều thông tin kêu gọi người dân hạn chế sử dụng thực phẩm từ lợn được chia sẻ trên các trang mạng xã hội thời gian gần đây.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú Y (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh), cho biết: “Trước thông tin về dịch tả lợn châu Phi, người dân lo lắng là có cơ sở. Bệnh tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng không lây sang người. Việc siết chặt kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh là hết sức cần thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan, ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi lợn. Song, trong trường hợp người dân ăn phải thịt lợn bệnh thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe”.

Lo ngại dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng Hà Tĩnh “né” thịt lợn

Các ngành chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên thực hiện việc ăn chín, uống sôi và mua thịt ở những cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút African swine fever virus (ASFV) gây ra. Bệnh có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Đối với người, kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật bị bệnh tả lợn không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm.

Để đảm bảo an toàn, các ngành chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên thực hiện việc ăn chín, uống sôi và mua thịt ở những cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không ăn tiết canh hoặc thịt tái, sống. Bởi lẽ, dù không lây và gây nguy hiểm cho người nhưng cũng không nên hiểu nhầm rằng, có thể sử dụng chế biến thịt lợn mắc bệnh.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.