Lúa hè thu tại Hà Tĩnh đón đòng thuận lợi

(Baohatinh.vn) - Vào thời kỳ phát triển quan trọng, diện tích lúa hè thu của toàn tỉnh Hà Tĩnh không phải trải qua các đợt hạn gay gắt, mực nước trong chân ruộng luôn được đảm bảo, lúa sinh trưởng tốt, đón đòng thuận lợi.

Lúa hè thu tại Hà Tĩnh đón đòng thuận lợi

Thời tiết thuận lợi, nguồn nước đảm bảo lúa hè thu Hà Tĩnh phát triển tốt.

Trong tháng 7, Hà Tĩnh đón được 3 đợt mưa, có lượng lớn nhất là từ ngày 11 – 16/7, nhiệt độ trung bình tháng 7 năm 2022 thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Từ đó, nỗi lo hạn hán cho bà con nông dân được xua tan, tiết kiệm chi phí trong bơm tưới và cung cấp nguồn đạm tự nhiên quý giá cho lúa tăng tốc sinh trưởng nhanh.

Chị Nguyễn Thị Toàn (xã Sơn Lộc, Can Lộc) cho biết: “Thuận lợi nhất là vào giữa tháng 7 vừa qua toàn tỉnh xuất hiện một đợt mưa khá lớn kéo dài gần 1 tuần đã “giải khát” cho khắp đồng trên xóm dưới, giúp cây lúa “hồi sinh”, làm thời tiết trở nên mát mẻ hẳn. Nhiều nơi lúa đang vàng vọt, chậm phát triển, còi cọc thì mưa xuống trở nên xanh tươi, phát triển nhanh lắm. Tôi đã tranh thủ bón 2 đợt thúc đẻ nhánh và thúc đòng để cây bắt kịp đà sinh trưởng. Các trà lúa gieo sớm của gia đình đã làm đòng tốt, dự kiến sẽ trổ trong vòng mấy ngày nữa”.

Lúa hè thu tại Hà Tĩnh đón đòng thuận lợi

Nhiều diện tích lúa của chị Nguyễn Thị Toàn (xã Sơn Lộc, Can Lộc) đã làm đòng, chuẩn bị trổ bông.

Được biết, hiện nay, các trà lúa tại huyện Can Lộc đang phát triển rất tốt, làm đòng thuận lợi, đều và khỏe nhờ đủ nước, bà con đang tập trung chăm sóc, theo dõi tại chân ruộng thường xuyên. Dự kiến, diện tích lúa của huyện sẽ tập trung trổ từ ngày 5/8 đến ngày 15/8, theo đúng khung lịch thời vụ khuyến cáo.

Cùng với đó, năm nay, đồng ruộng được đánh giá khá ít sâu bệnh. Các loại dịch hại như rầy nâu, rầy lưng trắng, khố vằn, đốm nâu… xuất hiện ở quy mô hẹp, mức độ gây hại chưa cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển ổn định.

Lúa hè thu tại Hà Tĩnh đón đòng thuận lợi

Nguồn nước cấp ổn định ngay từ đầu vụ sản xuất đến nay nên lúa sinh trưởng thuận lợi.

Ông Phan Xuân Mạnh (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) cho biết: “Vụ này tôi chủ yếu canh tác loại giống ngắn ngày nên bây giờ lúa cơ bản đã làm đòng được hơn 10 ngày, nhẩm tính sẽ trổ đồng loạt vào khoảng 8 - 10/8. Tôi thường xuyên thăm đồng, theo dõi thì thấy sâu bệnh ít nên chủ yếu phun phòng, đợt này chủ yếu là bệnh khô vằn, đốm nâu. Nhờ thế, bà con cũng tiết kiệm được chi phí trong sản xuất khi giá vật tư, thuốc trừ sâu tăng cao”.

Hiện nay, các trà lúa tại xã Nam Phúc Thăng – vùng trọng điểm trồng lúa của huyện Cẩm Xuyên đều đã đón đòng thuận lợi nhờ đủ nước, ít sâu bệnh, đảm bảo khung lịch thời vụ. Chủ tịch UBND xã Hoàng Kim Túy cho biết: “Đây là thời điểm thích hợp để phun phòng trừ các loại sâu bệnh nên xã thường xuyên thông báo tình hình sâu bệnh, khuyến cáo bà con phun thuốc đúng lịch, đúng liều lượng, nhất là chú ý theo dõi các khu vực có ổ dịch cũ, khu vực thiếu nước”.

Lúa hè thu tại Hà Tĩnh đón đòng thuận lợi

Bà con nông dân bám đồng, tiến hành theo dõi, chủ động phòng trừ sớm các loại dịch bệnh ở giai đoạn quan trọng này.

Cũng trong thời gian này, bà con nông dân đang tranh thủ ra đồng làm cỏ, vừa dọn dẹp mặt ruộng cho cây lúa phát triển vừa hạn chế chỗ trú ngụ của chuột và các loại sâu bệnh gây hại. Chị Trần Thị Lan (xã Xuân Lộc, Can Lộc) cho biết: “Thời tiết thuận lợi thì cỏ cũng phát triển nhanh, “ăn” hết chất dinh dưỡng của lúa nên tôi phải thăm đồng thường xuyên, tranh thủ nhổ sớm”.

Thời tiết diễn biến tương đối tốt, nước duy trì ổn định tại chân ruộng nên hiện nay, cơ bản diện tích lúa toàn tỉnh đã làm đòng thuận lợi, dự kiến sẽ trổ tập trung từ 10 - 15/8, cơ bản kết thúc trước 20/8. Bà con cũng cần đặc biệt lưu ý theo dõi, thăm đồng thường xuyên vì thời tiết chuẩn bị bước vào tiết lập thu, oi nóng và có mưa rào xen kẽ là điều kiện cho dịch hại như khô vằn, đốm nâu, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá phát sinh, gây hại diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ nếu không tiến hành theo dõi, chủ động phòng trừ sớm. Đồng thời, chủ động duy trì mực nước từ 2 – 3cm trong ruộng để cây trổ bông tốt.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.