Lực lượng y tế cơ động phản ứng nhanh sẵn sàng trực chiến nơi tuyến đầu

(Baohatinh.vn) - Những ngày cao điểm dịch bệnh Covid-19, lực lượng cơ động phản ứng nhanh của Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) luôn sẵn sàng trực chiến, kịp thời có mặt, hỗ trợ người bệnh trong lúc cấp bách.

Lực lượng y tế cơ động phản ứng nhanh sẵn sàng trực chiến nơi tuyến đầu

Điều dưỡng Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà chăm sóc cho người bệnh.

Thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp khi các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thạch Long liên tục tăng; tổ cấp cứu ngoại viện phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 gồm 13 cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thạch Hà đã được kiện toàn. Nhiệm vụ của tổ là chuẩn bị đầy đủ thuốc thiết yếu, các phương tiện, dụng cụ cần thiết sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, tư vấn, điều trị cho người bệnh và các đối tượng liên quan tại các điểm cách ly, khu vực phong tỏa.

Kể từ khi nhận nhiệm vụ, bác sỹ Nguyễn Hữu Thạch (Khoa Cấp cứu nhi) luôn trong tình trạng sẵn sàng trực chiến 24/24h. Trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, chẳng thể nhớ nổi mỗi ngày, anh nhận bao nhiêu cuộc điện thoại để tư vấn thuốc, hướng dẫn người bệnh chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Lực lượng y tế cơ động phản ứng nhanh sẵn sàng trực chiến nơi tuyến đầu

Bác sỹ Nguyễn Hữu Thạch thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.

Bằng kinh nghiệm dày dặn của một bác sỹ lâu năm, anh đã “bắt” được chính xác loại bệnh qua các triệu chứng mà bệnh nhân đưa ra để có phương án chữa trị. Tuy nhiên, không phải lúc nào, việc chữa bệnh cũng được thực hiện qua phương tiện liên lạc. Đối với những bệnh nhân có diễn biến bệnh nặng, phức tạp, sau khi kết thúc cuộc gọi, bác sỹ Thạch vội vàng chuẩn bị đồ đạc, kính chống giọt bắn, găng tay và túi dụng cụ khám bệnh trực tiếp.

Cứ thế, trong bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, bất kể ngày đêm, mưa nắng, chiếc xe máy của người thầy thuốc rong ruổi trên mọi nẻo đường. Anh cần mẫn tìm từng địa chỉ nhà bệnh nhân để khám chữa bệnh.

“Quá trình khám bệnh trong điều kiện phòng, chống dịch được tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt. Đặc biệt, đối với trường hợp khẩn cấp (người dân cần cấp cứu), trạm sẽ báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Thạch Hà để được hỗ trợ tối đa” - anh Thạch chia sẻ.

Lực lượng y tế cơ động phản ứng nhanh sẵn sàng trực chiến nơi tuyến đầu

Bác sỹ Nguyễn Thị Phương là 1 trong 13 cán bộ của Tổ cấp cứu ngoại viện phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Với bác sỹ Nguyễn Thị Phương (công tác tại Khoa Ngoại), việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân trong khu vực phong tỏa là kỷ niệm khó quên trong những năm khoác áo blouse trắng.

Một ngày đầu tháng 7, gần 11h trưa, chị Phương nhận được điện thoại của người nhà anh Nguyễn Quang Dương (SN 1962, trú thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long). Theo thông tin gia đình cung cấp, anh Dương trong lúc sửa chữa, gia cố lại thuyền đã bị vết thương cứa rách tay, máu chảy nhiều. Một mặt, chị Phương trấn an mọi người cần bình tĩnh, thực hiện việc sơ cứu theo hướng dẫn; mặt khác, chị nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc, trực tiếp xuống nhà bệnh nhân.

Sau khi thăm khám sơ bộ, bác sỹ Phương bắt tay vào xử lý vết thương. Thao tác thuần thục, nhanh gọn và sự “mát tay” của vị bác sỹ, đã phần nào giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân. Ngay sau khi hoàn thành việc khâu vết thương cho anh Dương, chị Phương không quên dặn dò người nhà phải thường xuyên theo dõi tình trạng vết khâu và kịp thời báo cho bác sỹ khi có phản ứng bất thường xảy ra.

Lực lượng y tế cơ động phản ứng nhanh sẵn sàng trực chiến nơi tuyến đầu

Cán bộ y tế đến lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho người dân xã Thạch Long.

Phía sau lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức, mồ hôi vã ra như tắm là nụ cười, sự nhiệt huyết, tận tâm của các cán bộ y tế nói chung và những thành viên Tổ cấp cứu ngoại viện nói riêng.

Trong những ngày cao điểm của dịch bệnh Covid-19, bác sỹ Trần Thanh Hải (Khoa Sản) là người trực tiếp khám và điều trị cho các thai phụ trong cơ sở cách ly và khu vực phong tỏa.

Nhận thông tin một thai phụ thuộc trường hợp F1 đang cách ly y tế tại Ban Chỉ huy quân sự huyện (cũ) bị đau bụng dữ dội, bác sỹ Hải đã báo cáo với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của huyện để mang theo máy siêu âm và kịp thời có mặt tại nơi lưu trú của người bệnh. Bệnh nhân 26 tuổi, đang mang thai ở tuần 38, chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Sau khi siêu âm, chẩn đoán, bác sỹ Hải xác định người bệnh bị rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ.

Trong câu chuyện với chúng tôi, gương mặt bác sỹ Trần Thanh Hải chợt bừng sáng khi nhắc đến một thai phụ ở thôn Đông Hà 2 (xã Thạch Long). Thời điểm phong tỏa, bệnh nhân đã mang thai con thứ 4 và đã qua tuần thứ 41, quá ngày dự sinh 1 tuần. Hình ảnh vị bác sỹ trùm đồ bảo hộ kín mít, mồ hôi ướt sũng vẫn kiên trì, nhiệt tình siêu âm, dặn dò chu đáo khiến mọi người cảm thấy vô cùng ấm áp.

Lực lượng y tế cơ động phản ứng nhanh sẵn sàng trực chiến nơi tuyến đầu

Các bác sỹ mang theo máy siêu âm để thực hiện việc thăm khám cho bệnh nhân trong cơ sở cách ly và khu vực phong tỏa.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà Nguyễn Thế Phiệt cho biết: “Lực lượng tham gia trong Tổ cấp cứu ngoại viện là những y, bác sỹ có kinh nghiệm, nắm chắc quy trình khám chữa bệnh. Song song với công việc chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, không quản ngại khó khăn, gian khổ của họ đã trở thành cánh tay đắc lực cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của huyện; nhận được sự tin yêu, cảm mến từ Nhân dân".

Tin liên quan:

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.