Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

(Baohatinh.vn) - Quy định mức thu học phí, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Hà Tĩnh đã thu hút sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các chuyên gia, đại diện các ban, ngành liên quan.

Chiều 6/7, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Hà Tĩnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân và các chuyên gia, đại diện một số sở, ban, ngành tham dự hội nghị.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

Các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Phạm Thị Thu Hà, Thái Ngọc Hải chủ trì hội nghị.

Nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục thực hiện việc thu học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ; khắc phục tình trạng chưa thống nhất về quy trình thu, chi trong các cơ sở giáo dục, UBND tỉnh xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định mức thu học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là nghị quyết) trình Kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh khóa XVIII xem xét, thông qua.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

Ông Trần Thanh Bình - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế xã hội Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh: “Mức thu học phí cần điều chỉnh cho phù hợp với địa bàn sinh sống của người học, thay vì căn cứ vào khu vực đóng chân của cơ sở giáo dục”.

Nghị quyết bao gồm các nội dung cơ bản sau: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc chung; mức học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông; các khoản thu và mức thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập; tổ chức thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

Ông Trần Quốc Bảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê: “Cần thống nhất cách quy định vùng miền (thành thị, nông thôn) để có định mức thu phù hợp với điều kiện kinh tế, đời sống của người dân”.

Nghị quyết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục; tạo căn cứ pháp lý để các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu, quản lý, sử dụng các nguồn thu. Đồng thời, thực hiện xã hội hóa đối với dịch vụ ngân sách nhà nước chưa đảm bảo hoặc mới đảm bảo một phần; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu dậy học trong giai đoạn mới.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

Ông Đoàn Đình Anh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh đề xuất: “Các khoản thu dịch vụ phục vụ phải được căn cứ trên định mức kinh tế, kỹ thuật của từng vùng miền. Đồng thời, việc học nâng cao các môn năng khiếu không đưa vào chương trình học ở trường học, không tiến hành thu phí”.

Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến sát thực, trăn trở của các đại biểu nhằm đóng góp để hoàn thiện dự thảo nghị quyết.

Đối với dự thảo quy định mức thu học phí, đại biểu cho rằng, mức thu thay đổi chưa thực sự phù hợp; cần thống nhất rõ quy định khu vực thành thị, nông thôn và phải thu học phí dựa trên địa bàn sinh sống của người học thay vì địa điểm đóng chân của cơ sở giáo dục.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp - Giám đốc Sở GD&ĐT: "Đề nghị các cơ quan, ban, ngành phối hợp ngành GD&ĐT tăng cường công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc đầu tư kinh phí thỏa đáng cho hoạt động giáo dục".

Các đối tượng được miễn, giảm 50% học phí, hỗ trợ học phí, không thu học phí có thời hạn... cần phải được quy định rõ ràng để tạo thuận lợi cho các địa phương, trường học trong quá trình thực hiện. Đồng thời, phải cân đối đủ giáo viên theo số lượng lớp; bổ sung thêm đối tượng dân tộc thiểu số; không áp dụng mức thu học phí trong dự thảo nghị quyết đối với các cơ sở giáo dục không thực hiện chương trình khung của bộ giáo dục...

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân: “Đề nghị cơ quan soạn thảo lấy thêm ý kiến của các chuyên gia về những nội dung trong dự thảo; đồng thời tuyên truyền, vận động để Nhân dân hiểu, đồng thuận trước khi ban hành nghị quyết".

Đối với các khoản thu dịch vụ, đại biểu bày tỏ quan điểm: nếu mức thu học phí tăng thì cần xem lại các khoản thu này cho hợp lý, giảm áp lực tài chính cho người dân; bỏ quy định một số khoản thu dịch vụ chưa hợp lý. Quy định các khoản thu phải dựa trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật của từng vùng miền. Việc dạy thêm, học thêm phải được quản lý chặt chẽ, quy định rõ ràng...

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh phản biện dự thảo quy định mức thu học phí

Bà Phạm Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: "Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh xin tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp của đại biểu. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để MTTQ phản biện, đề xuất các nội dung đến cơ quan soạn thảo văn bản, HĐND tỉnh nhằm hoàn thiện nghị quyết sát đúng, phù hợp thực tiễn".

Hội nghị là dịp để Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội; các chuyên gia, đại diện các địa phương, ban ngành bày tỏ quan điểm, đề xuất ý kiến để hoàn thiện nghị quyết phù hợp với quy định và tình hình thực tế của Hà Tĩnh.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.