Miền quê giàu truyền thống đi lên từ văn hóa

(Baohatinh.vn) - Nằm ở miền cửa biển, từ xưa, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) là vùng quê lưu giữ nhiều hình ảnh đẹp về đất và người trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngày nay, lấy văn hóa làm nền tảng phát triển, “Viên ngọc trong đá” ấy tiếp tục tỏa sáng trong cuộc cách mạng xây dựng NTM.

Miền quê giàu truyền thống đi lên từ văn hóa

Một góc NTM xã Thạch Châu nhìn từ trên cao. Ảnh: Thành Nam

Về xã Thạch Châu trong những ngày đầu hè, ấn tượng của chúng tôi là những khu dân cư trù phú, khang trang, sạch đẹp nằm hai bên đường huyện lộ chạy về phố biển Lộc Hà.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh các thôn, ông Lê Quang Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thạch Châu có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều dòng họ khoa bảng như Phan Huy, Trần, Nguyễn Trọng... Nhiều danh nhân của quê hương đã có nhiều đóng góp cho văn hiến nước nhà như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Giáo sư Sử học Phan Huy Lê... Xã có 1 di tích lịch sử văn hóa quốc gia là nhà thờ họ Phan Huy, 3 di tích cấp tỉnh là các nhà thờ họ: Nguyễn Trọng, Phan Văn và Nguyễn Phúc (tức Nguyễn Đức). Xã có thư viện với gần 3.000 đầu sách, có nhà truyền thống.

11/11 thôn đều đạt tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu. CLB Dân ca ví, giặm xã ra mắt năm 2016 và đã tham dự Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Nghệ An năm 2017. Xã có 1 CLB thơ sinh hoạt hằng tháng. Mỗi thôn đều có 1 CLB văn hóa, 1 CLB thể thao có quy chế, quy định rõ ràng. Thạch Châu đang hoàn thiện một số hạng mục để phấn đấu hết 6 tháng đầu năm đạt NTM kiểu mẫu. 11/11 thôn đều có tuyến đường mẫu.

Miền quê giàu truyền thống đi lên từ văn hóa

Các đoàn thể ở khu NTM kiểu mẫu thôn Minh Quý (Thạch Châu) làm công tác vệ sinh môi trường.

Những năm qua, các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân chung tay xây dựng NTM” được phát động rầm rộ trên địa bàn xã và đã được toàn dân hưởng ứng tích cực. Nhân dân tự nguyện hiến đất làm đường, xây dựng công trình công cộng, phát triển kinh tế vườn, nuôi trồng thủy sản; phát huy thế mạnh sản phẩm chủ lực của địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Các hội đoàn thể phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý 11 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ trên 50 tỷ đồng, hơn 1.050 hộ vay; Ngân hàng No&PTNT huyện đã giải ngân cho hội viên nông dân vay 70 tỷ đồng.

Miền quê giàu truyền thống đi lên từ văn hóa

. Phụ nữ thôn Minh Quý (Thạch Châu) tham gia chơi bóng chuyền hơi tại nhà văn hóa thôn.

Hiện, 100% thôn đều có quy định cụ thể trong bản quy ước, hương ước về trách nhiệm của mỗi gia đình, công dân đối với việc xây dựng môi trường văn hóa cũng như việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hằng năm, các thôn tiến hành xem xét, đánh giá việc thực hiện hương ước, quy ước của Nhân dân, kịp thời biểu dương những gia đình, cá nhân gương mẫu thực hiện hương ước, quy ước, đồng thời phê phán những gia đình, cá nhân không nghiêm túc chấp hành. Các bản hương ước, quy ước đều được UBND huyện ban hành quyết định công nhận. Xã hiện có 1 sân bóng đá, 2 sân bóng chuyền, 1 nhà truyền thống và thư viện, 1 khu vực TDTT cho người già và trẻ em với đầy đủ các trang thiết bị luyện tập, ghế đá với mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng.

11/11 thôn có hội quán với diện tích 150-250 m2 khang trang, sạch đẹp, đầy đủ thiết bị văn hóa - thể thao như sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, loa máy âm thanh, bàn ghế để phục vụ cho công tác sinh hoạt, hội họp của Nhân dân với tổng kinh phí mỗi hội quán từ 700 triệu đến 1,2 tỷ đồng (trong đó, xã đầu tư 50%, còn lại là huy động từ nội lực trong dân đóng góp và con em xa quê ủng hộ).

Tất cả các thôn huy động nguồn lực đóng góp trong Nhân dân thực hiện nâng cấp, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, sân bóng chuyền, hàng rào xanh, hệ thống cổng, tường bao, xây dựng nhà kho, nhà vệ sinh, lắp đặt các thiết bị vui chơi giải trí, dụng cụ tập thể dục thể thao cho người già và trẻ em.

Miền quê giàu truyền thống đi lên từ văn hóa

Học sinh Trường Tiểu học Thạch Châu (Lộc Hà) được tuyên truyền về di tích lịch sử tại địa phương.

Khi cơ sở vật chất văn hóa đã được đầu tư, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. 11/11 thôn đều có CLB thể dục thể thao, đội văn nghệ quần chúng, 22 đội bóng đá, 33 đội bóng chuyền, 11 đội cầu lông, 11 đội bóng bàn, 8 đội cờ thẻ, 11 CLB dưỡng sinh thường xuyên luyện tập vào các buổi chiều, tạo không khí vui tươi, phấn khởi từ thôn xóm đến xã.

Ông Lê Xuân Chương - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Châu phấn khởi khoe với chúng tôi: “Cứ mỗi chiều vào lúc 17h30’, nghe tiếng kẻng là các ông bà, các chị phụ nữ lại tụ họp về nhà văn hóa thôn để luyện tập cầu lông, bóng chuyền, tập dưỡng sinh... Ngày nắng, 11/11 thôn đều rộn ràng không khí thể thao. Vui lắm! Bà nhà tôi năm nay đã 73 tuổi nhưng vẫn không bỏ một buổi nào. Bà ấy đánh bóng chuyền hơi không thua gì người trẻ đâu”.

Miền quê giàu truyền thống đi lên từ văn hóa

Hiện, 11/11 thôn ở xã Thạch Châu đều có hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Trong ảnh: Người dân thôn Quang Phú phấn khởi khi có nhà văn hóa mới.

Phong trào xây dựng “Khu dân cư văn hóa” đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn quan tâm triển khai, thực hiện một cách đồng bộ, sâu rộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của Nhân dân. Các khu dân cư đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; hương ước, quy ước ở khu dân cư. Xã đang có kế hoạch xây dựng thôn Hồng Lạc làm thí điểm khu dân cư NTM thông minh.

“Quan điểm của cấp ủy, chính quyền xã Thạch Châu là phải đi lên từ văn hóa, coi văn hóa là nền tảng, động lực để thực hiện các tiêu chí khác của NTM. Từ khi bắt đầu xây dựng NTM, những giá trị văn hóa - con người Thạch Châu đã được lan tỏa. Truyền thống văn hóa được khơi dậy, phát huy, góp phần đưa Thạch Châu trở thành điểm sáng ở vùng biển cửa trong thời đại mới” - ông Lê Quang Hùng nhấn mạnh.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.