Mở đợt cao điểm thực thi pháp luật về chống khai thác IUU

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ.

Chiều 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Cùng tham dự có Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan; lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia IUU…

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

vna_potal_pho_thu_tuong_tran_luu_quang_hop__ban_chi_dao_quoc_gia_ve_iuu_stand (1).jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh TTXVN

Sau gần 7 năm (kể từ ngày 23/10/2017) thực hiện nhiệm vụ gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), đến nay, tình hình chống khai thác IUU đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, hiện nay, một số nhiệm vụ chuyển biến còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu theo khuyến nghị của EC.

Theo đó, tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp. Đến nay, vẫn chưa hoàn thành được việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) và xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” (cả nước còn trên 17.000 tàu cá “3 không”).

Tính đến tháng 5/2024, theo số liệu trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), tổng số tàu cá đã đăng ký là 68.194/86.820 chiếc (đạt 78,5%), số tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản còn hạn là 39.411/68.194 chiếc (đạt 57,8%), đánh dấu tàu cá mới đạt 96%.

Công tác truy xuất nguồn gốc vẫn còn hạn chế, chưa đảm bảo chứng minh được tính minh bạch, hợp pháp của sản phẩm thủy sản khai thác.

IMG_0422.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Công tác điều tra, xử phạt hành vi vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài còn rất hạn chế, chưa đủ sức răn đe. Tỷ lệ xử phạt hành vi vi phạm ngắt kết nối VMS khi hoạt động trên biển rất thấp so với tổng số các vụ việc vi phạm.

Bên cạnh đó, vì lợi ích kinh tế cá nhân, một bộ phận ngư dân, tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục thực hiện các thủ đoạn tinh vi, ngắt kết nối VMS, gửi, vận chuyển thiết bị VMS…; môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài để thu lợi bất chính.

Tình trạng này nếu không sớm giải quyết dứt điểm, Việt Nam không những không gỡ được cảnh báo “thẻ vàng” mà nguy cơ bị nâng mức cảnh báo “thẻ đỏ” là rất cao.

IMG_0404.jpg

Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá lại toàn diện việc thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU tại Việt Nam; phân tích kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC (dự kiến vào tháng 10 năm 2024).

Trong đó, nhiều nội dung trọng tâm đã được tập trung thảo luận như: kết quả, kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế liên quan khai thác hải sản; việc ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; rà soát hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc hải sản; tạo sinh kế đảm bảo đời sống cho người dân; thúc đẩy nuôi trồng thủy hải sản, hạn chế đánh bắt tự nhiên; công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước;…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Thời gian qua, chính quyền các cấp cũng đã tích cực vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo; các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, thực thi pháp luật; nhờ đó đã đạt nhiều kết quả tích cực, các vi phạm giảm dần.

Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp vẫn chưa đạt như mong muốn, vẫn còn nhiều việc phải làm. Việc chỉ đạo và tổ chức triển khai các giải pháp chống khai thác IUU tại một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả chưa cao.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, cơ quan có liên quan và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp tục vào cuộc và tập trung cao trong công tác chỉ đạo, triển khai các giải pháp cấp bách về phòng chống khai thác IUU. Đồng thời, bố trí tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện đợt cao điểm thực thi pháp luật về chống khai thác IUU từ nay đến tháng 10/2024, quyết tâm thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "thẻ vàng” trong năm 2024 theo chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại địa phương thực hiện nghiêm túc việc quản lý đội tàu, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản; giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại địa phương; xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Bộ NN&PTNT tiếp tục tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU và chuẩn bị tốt cho công tác đón và làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5 (dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10/2024).

anh linh.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Thời gian qua, công tác triển khai các giải pháp phòng, chống khai thác IUU tại Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả tích cực. Các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chủ động vào cuộc triển khai thực hiện Luật Thuỷ sản 2017 và thực hiện những giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU. Toàn tỉnh đã có 80/80 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS đạt 100%. Trên địa bàn tỉnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, chưa phát hiện các đường dây, tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Tại điểm cầu tỉnh Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp thu và tổ chức thực hiện tốt các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại hội nghị; các huyện, thị xã ven biển phối hợp với Sở NN&PTNT tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp mạnh chống khai thác IUU; khẩn trương hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định; xử lý nghiêm các vi phạm về phòng chống khai thác IUU theo quy định.

Để chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5, các lực lượng tại Hà Tĩnh phối hợp triển khai mở đợt cao điểm thực thi pháp luật về chống khai thác IUU từ nay đến tháng 10/2024.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.