Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề “Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu Thế giới”.
Chương trình nghệ thuật tại lễ kỷ niệm năm sinh 3 danh nhân dòng họ Nguyễn Huy và đón nhận di sản tư liệu thế giới “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu” đã tái hiện một không gian nghệ thuật đậm bản sắc văn hóa và con người Hà Tĩnh tiếp nối phát triển từ quá khứ đến hôm nay.
Có tuổi đời hơn 600 năm, làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh) sở hữu hệ thống di tích đặc sắc, trong đó: Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng, phong phú, nhiều năm qua, các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã nỗ lực không ngừng bảo tồn, phát huy vốn quý của cha ông. Cùng với nhiều chính sách của tỉnh, di sản văn hóa Hà Tĩnh ngày càng có sức sống mãnh liệt trong đời sống đương đại.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Văn Kỳ đề nghị đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.
Mùa xuân đã thực sự trở về trên đôi cánh thời gian. Trong bừng sáng những ngày xuân mới, lòng người lại có chút hoài niệm về những giá trị cổ xưa. Báo Hà Tĩnh mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những hiện vật quý đang được người dân trân trọng lưu giữ.
Kho báu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể giàu có, không gian du lịch hấp dẫn với phong cảnh sơn thủy hữu tình và hệ thống kiến trúc cổ đình làng, đền đài, miếu mạo gắn với tên tuổi các danh nhân văn hóa kiệt xuất, Hà Tĩnh đang kết nối các giá trị di sản thành những địa chỉ du lịch hấp dẫn, đón bước chân du khách thập phương mỗi khi tết đến, xuân về.
Sở hữu dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, Hà Tĩnh còn tự hào mang trong mình nhiều di sản vật thể và phi vật thể quý giá khác. Điều mừng là kho tàng di sản này càng giàu thêm và những giá trị của nó ngày càng lấp lánh, sống động giữa hiện thực cuộc sống muôn màu...
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Huy Hoàng - nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Nga, người có công lớn trong việc dịch Truyện Kiều ra tiếng Nga là một người con ưu tú của làng Trường Lưu văn chương và khoa bảng. Nhân dịp năm mới 2019, từ Matxcova, Giáo sư Nguyễn Huy Hoàng đã dành cho nơi “chôn rau cắt rốn” những ký ức thăm thẳm và niềm tự hào lớn lao. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu những hoài niệm và tình cảm mến yêu của ông với quê hương.
Từ nguồn hỗ trợ của chính quyền và xã hội hóa của con cháu, dòng họ Nguyễn Huy xã Trường Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) đã và đang tu sửa, tôn tạo các nhà thờ họ để lữu giữ, phát huy truyền thống khoa bảng của cha ông.
Sau 3 ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, dân chủ, trách nhiệm, sáng nay (18/7), kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII tiến hành phiên bế mạc.
Chiều 28/6, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh Hà Tĩnh) làm việc với Sở VH-TT&DL để nghe dự thảo Đề án đặt tên một số tuyến đường và một số công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều và Mộc bản Trường học Phúc Giang từ 2019 - 2025 và những năm tiếp theo.
Cuốn sách "Hoàng Hoa sứ trình đồ" - di sản của dòng họ Nguyễn Huy (Can Lộc) vừa được Uỷ ban Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) thuộc tổ chức UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới thêm lần nữa đánh dấu những nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dòng họ của hậu duệ đời thứ 16 - ông Nguyễn Huy Mỹ.
Sáng nay (2/6), dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp bàn, cho ý kiến về các đề án: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp; Bảo tồn, phát huy một số di sản văn hóa trên địa bàn giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến 2035.
Chiều 30/5, đoàn đại biểu Việt Nam chính thức bảo vệ thành công hồ sơ "Hoàng hoa sứ trình đồ" trước Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) tại Hội nghị lần thứ 8 tổ chức tại thành phố Gwangju (Hàn Quốc).
Sáng nay (29/5), Hội nghị Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) lần thứ 8 chính thức khai mạc tại Gwangju - Hàn Quốc. Đoàn Hà Tĩnh tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng lãnh đạo một số ngành, đơn vị.
Giống như phép thử tinh thần, lúc khó khăn nhất cũng là lúc kiểm chứng tình người và các giá trị đạo đức cốt lõi. 2016, Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng là năm lan tỏa các giá trị tinh thần, qua đó, thắt chặt tình đoàn kết, vững tin vào tương lai.
Sáng 25/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản tư liệu ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong những ngày chuẩn bị đón bằng công nhận di sản tư liệu - ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đối với Mộc bản Trường học Phúc Giang, tôi về xã Trường Lộc (Can Lộc) để tìm hiểu nết đất, tình người. Tất cả mọi điều đều không phải ngẫu nhiên. Đó cũng là lý do để người ta gọi Trường Lưu là vùng di sản.
Chiều 24/9, Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với xã Trường Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Mộc bản Trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới” tại UBND xã Trường Lộc, thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan.
Chuẩn bị cho sự kiện đón nhận Bằng công nhận “Mộc bản trường học Phúc Giang” là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, chiều 23/9, gần 500 ĐVTN thuộc Đoàn Trường THPT Can Lộc phối hợp với Đoàn xã Trường Lộc tổ chức lao động vệ sinh tại các địa chỉ đỏ trên địa bàn xã.