Điểm cầu trụ sở Bộ GD&ĐT. Ảnh: Báo GD&TĐ
Thời gian qua, công tác phòng, chống bạo lực học đường đã được Bộ GD&ĐT quan tâm. Theo đó, Bộ đã ban hành 35 văn bản tạo hành lang pháp lý trong việc đảm bảo an toàn, an ninh trường học. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra trong và ngoài trường học, có xu hướng gia tăng.
Điểm cầu Hà Tĩnh
Theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, trong một năm học, mỗi ngày xảy ra 5 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
Bộ GD&DDT cũng nhìn nhận, công tác chỉ đạo của các địa phương chưa được thường xuyên, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh trong và ngoài ngoại khóa còn hạn chế. Các hoạt động ngoại khóa dù đã tổ chức nhưng chưa thu hút nhiều học sinh tham gia, sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường chưa thường xuyên, công tác thanh kiểm tra còn hạn chế…
Việc phòng chống bạo lực học được phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó quan trọng nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các hình thức sinh động (Ảnh tư liệu).
Tại Hà Tĩnh, công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường được tỉnh, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký ban hành Công văn số 2021/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức và bạo lực học đường… Từ chỉ đạo của các cấp ngành, việc phòng chống bạo lực học đường đã được triển khai bằng nhiều hình thức, tuyên truyền, sân khấu hóa, thành lập các CLB tâm lý tư vấn. Dù chưa xảy ra những vụ việc nổi cộm nhưng thực tế, tình trạng bạo lực học đường ở Hà Tĩnh vẫn còn tiềm ẩn. |
Tham gia thảo luận, đại biểu ở các điểm cầu đã trao đổi giải pháp trong quản lý, giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học; chú trọng phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm ngăn chặn, xử lý những tình huống bạo lực học đường.
Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Để phòng tiến tới giải tỏa những mâu thuẫn nảy sinh, các cấp ngành, nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện giải pháp đảm bảo an ninh an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kết luận hội nghị. Ảnh: Báo GD&TĐ
Giải pháp căn cơ là phòng, chống thông qua những mô hình, điển hình, nêu gương theo tinh thần "lấy cái đẹp dẹp cái xấu". Theo đó, cần đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường, chính quyền, gia đình và các ngành chức năng; tăng cường kiểm tra, giám sát, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhà giáo, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực giáo viên chủ nhiệm để mỗi thầy cô giáo đều trở thành một nhà tư vấn tâm lý.