Mỏi tay "hái" tiền tỷ trên vùng đất cát bạc màu ven biển

(Baohatinh.vn) - Từ những đồi cát bạc màu ven biển, những ông chủ, bà chủ chân đất ở xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã từng bước xanh hóa “sa mạc cát” bằng những luống rau, củ, quả. Và họ đã thu được tiền trên môi trường sinh thái tự tạo này với tham vọng được gắn kết dài lâu và bền vững hơn.

Càng ngày hiệu quả càng cao

Dọc bên tuyến đường ven biển chạy về Thiên Cầm, đoạn qua xã Cẩm Hòa, nhìn về bên phải sẽ bắt gặp một màu xanh miên man trên những đồi cát trắng. Đó chính là màu của những luống rau, củ, quả được HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung, HTX Sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu làm nên.

moi tay hai tien ty tren vung dat cat bac mau ven bien

Các HTX trồng rau, củ phục vụ thị trường sau tết Nguyên đán.

Giám đốc HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung Trần Thị Việt Hà chân đi ủng thoăn thoắt giữa rừng rau, hết thu tiền của người này lại giao hàng cho người khác. Chị vui vẻ: “Vụ đông xuân năm nay thắng lớn. Thời tiết thuận lợi và rau cũng được giá, không đủ cung ứng cho thị trường”…

Bắt đầu khai hoang vùng cát trắng năm 2014 theo dự án của tỉnh, với diện tích 10,5 ha, HTX Hà Trung đã phải đối mặt với nhiều khó khăn; cũng đã từng thất bại. Tuy nhiên, ngày càng dày thêm kinh nghiệm nên hoạt động sản xuất càng mang lại hiệu quả cao. Những năm gần đây, doanh thu HTX lên tới hơn 1,5 tỷ đồng.

“Trước đây không biết cứ trồng đại trà, có những năm cả chục tấn rau cải phải để cho trổ hoa hết. Nhưng giờ đã làm chủ được kỹ thuật và nắm rõ nhu cầu thị trường nên có thể làm cuốn chiếu. Chẳng hạn, vụ đông năm nay, chủ lực vẫn là cải củ, cà rốt. Đến thời điểm này đã thu hoạch gần xong, lại tập trung thu hoạch hành tăm. Còn dưa chuột thì trồng quanh năm… Về thị trường tuy chưa có liên kết ổn định nhưng không lo vì như thời điểm hiện tại vẫn không đủ để cung cấp cho các lái buôn trong vùng” - chị Việt Hà khẳng định.

Thắng lợi lớn nên HTX nào cũng khí thế trong hoạt động sản xuất. Ông Trần Viết Chu - Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu hào hứng: “Mỗi năm trồng 2 vụ cải và 2 vụ dưa. Với diện tích 3 ha của HTX cho thu nhập ít nhất cũng trên 500 triệu đồng/năm”.

moi tay hai tien ty tren vung dat cat bac mau ven bien

Ông Trần Viết Chu – Giám đốc HTX sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu: “Một luống cải như thế này cho thu về 3 triệu bạc trở lên, nói thì người nông dân không ai tin"

Cần cơ chế bền vững hơn

Càng làm càng có thêm kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế cao hơn và thêm đam mê, gắn bó. Ông Trần Viết Chu chia sẻ: “Giờ không chỉ làm kinh tế nữa mà còn là niềm vui, đam mê. Riêng bà nhà ông giờ như một kỹ sư. Sáng sớm, bà đã ra trang trại, mân mê giữa những luống rau, củ, quả. Vui nhất nữa là tạo việc làm cho người dân địa phương. Có những người trước đây không biết làm gì vì do tuổi cao đi đâu xin việc cũng khó, nhưng làm việc cho HTX mức lương ổn định 4,5 triệu đồng/tháng; có người còn gửi được tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, điều trăn trở lớn nhất bây giờ đó là thời hạn giao đất quá ngắn (5 năm) nên không dám đầu tư. Chúng tôi mong tỉnh, huyện có chính sách mở hơn, tạo điều kiện cho HTX được đầu tư bền vững”.

Cùng chung nỗi niềm, Giám đốc HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp và Chăn nuôi Hà Trung Trần Thị Việt Hà cũng cho rằng, thời hạn giao đất quá ngắn nên HTX chưa dám đầu tư lớn. Hiện HTX tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng (chưa kể làm thêm). Riêng vào thời vụ thì thu hút từ 50-60 lao động. HTX đã khẳng định được tính hiệu quả trên mọi phương diện, vì vậy, mong tỉnh và huyện quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để HTX có thể tập trung đầu tư “dài hơi” hơn.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.