Mua giống chưa qua kiểm soát: Nông dân Vũ Quang “lãnh đủ”!

(Baohatinh.vn) - Đổ giống lúa ngâm ủ chuẩn bị cho vụ xuân 2019, một số bà con nông dân ở hai xã Đức Hương, Đức Liên (Vũ Quang Hà Tĩnh) đã “tá hỏa” vì mộng lên không đều, hạt chuyển màu đen và thối. Truy xuất ra, toàn bộ số giống này đều chưa được cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra chất lượng…

Mua giống chưa qua kiểm soát: Nông dân Vũ Quang “lãnh đủ”!

7 kg giống Nhị ưu 838 của ông Loan sau khi ngâm ủ bị đen nhẻm, thối mộng

10 năm nay, ông Trần Đình Loan, thôn Hương Hòa, xã Đức Hương (Vũ Quang) đã quen với làm giống lúa Nhị ưu 838 trong vụ xuân. Với quan niệm vạn sự khởi đầu cho mùa màng hanh thông, trà giống đầu tiên này ông cẩn thận xem ngày đẹp để xuống giống. Nào ngờ, vừa ngâm ủ, ông đã nhận “trái đắng” khi toàn bộ 7 kg giống lúa Nhị ưu 838 do Công ty CP Giống cây trồng Trung ương phân phối bị hư hỏng hoàn toàn.

“Mộng chỉ lé lên một chút rồi không phát triển nữa, cứ thế hạt giống đen dần và hư hỏng. Tôi đành phải bỏ đi và mua số khác thay thế vì lo không kịp thời vụ nữa. Toàn số giống này tôi mua tại đại lý An Thương ngay trong xã”, ông Trần Đình Loan cho biết.

Tận mắt chứng kiến, chúng tôi thấy hạt nào hạt nấy đen nhẻm, mộng chỉ lún phún đầu hạt. Số giống bỏ đi này, ông Loan đã phải mất hơn 500 nghìn để mua và mất thêm chừng ấy tiền nữa để mua lại thay thế.

Tại Đức Hương, có khoảng 7 hộ dân thuộc 2 thôn Hương Hòa và Hương Phùng phải chịu chung cảnh ngộ.

Mua giống chưa qua kiểm soát: Nông dân Vũ Quang “lãnh đủ”!

Theo chính quyền xã Đức Hương, lỗi không nảy mầm thuộc về người nông dân. Ông Lê Hào Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hương cho biết: “Toàn bộ số giống bị hư hỏng đều được mua từ đại lý. Theo lịch, phải đến ngày 3-5/1 mới ngâm ủ giống Nhị ưu 838 nhưng do bà con không tuân thủ, xuống giống trước thời vụ từ 30/12, trùng vào đợt rét vừa qua nên mới xảy ra hiện tượng trên. Sự cố xảy ra, người dân không báo lên chính quyền địa phương nên rất khó nắm bắt thông tin”.

Trên thực tế, đại lý kinh doanh giống mà lãnh đạo xã này nói thực chất chỉ là một cửa hàng tạp hóa. Ngay bên cạnh, cửa hàng này ngăn thêm một vách được cho là kho bảo quản giống. “Đến vụ, gia đình tiện có xe nhập hàng thì nhập thêm mặt hàng giống về bán cho người dân lân cận. Giống lúa Nhị ưu 838 tôi lấy trực tiếp từ kho của Chi nhánh Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Miền Trung ở Nghệ An. Khi bán ra thị trường thì hiện tượng nảy mầm kém chỉ xảy ra ở ít hộ mà thôi” - bà Hoàng Thị Thương, chủ cửa hàng tạp hóa khẳng định.

Mua giống chưa qua kiểm soát: Nông dân Vũ Quang “lãnh đủ”!

Đại lý An Thương thực chất chỉ là một cửa hàng tạp hóa, thẻ điện thoại

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại huyện Vũ Quang, hiện tượng giống lúa Nhị ưu 838 nảy mầm kém còn xảy ra ở xã Đức Liên. Hơn 1 tạ giống đã được người dân trả lại cho Chi nhánh Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Miền Trung. Được biết, công ty này đã có mặt tại 2 xã Đức Hương và Đức Liên, cùng với đại lý kinh doanh thu lại lô giống cũ và đổi lô giống khác cho bà con nông dân.

Điều đáng nói, nếu đổ hết lỗi cho kỹ thuật ngâm ủ của người nông dân thì quá chủ quan. Cơ quan quản lý địa phương ở đâu khi để cơ sở không phép được kinh doanh mặt hàng giống cây trồng?

Đến thời điểm này, chính quyền xã Đức Hương vẫn chưa có thống kê cụ thể về lượng giống Nhị ưu 838 kém nảy mầm ở địa phương.

Ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục QLCL Nông - lâm - thủy sản Hà Tĩnh cho biết: “Các lô giống nảy mầm kém ở Đức Liên và Đức Hương (Vũ Quang) đều chưa được kiểm soát chất lượng đầu vào, chủ yếu qua kênh phân phối nhỏ lẻ, đi thẳng từ doanh nghiệp xuống người dân nên việc lấy mẫu của đơn vị chuyên môn rất khó khăn. Khi Chi cục xuống tận nơi thì tất cả mẫu lô giống cũ đã được thu hồi”.

Vì vậy, để nắm được có bao nhiêu lô giống chưa qua kiểm soát đang “tuồn” xuống dân, ông Dũng không thể có câu trả lời!

Được biết, kết quả mà Chi nhánh Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Miền Trung tiến hành thử lại tỷ lệ nảy mầm đối với số giống này lại khá cao, khác với tình trạng trước đó do người dân ủ ngâm.

Chưa có kết luận chính thức nào liên quan đến lỗi do ai, song hồi chuông cảnh tỉnh đã gióng lên khi công tác quản lý về giống và các cơ sở kinh doanh giống- vật tư nông nghiệp của tỉnh ta đang quá lỏng lẻo…

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.