Mùa mật của người nuôi ong ở Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Nhờ thời tiết thuận lợi, các loại cây rừng cho hoa nhiều, do đó nguồn thức ăn của ong dồi dào nên chất lượng mật ong Vũ Quang (Hà Tĩnh) rất tốt và sản lượng cao.

Mùa mật của người nuôi ong ở Vũ Quang

Ông Nguyễn Quốc Diên (thôn Hợp Bình, xã Hương Minh) thu hoạch lứa mật ong cuối cùng trong năm.

Những ngày này, đang vào chính vụ thu hoạch mật, nên ông Nguyễn Quốc Diên (thôn Hợp Bình, xã Hương Minh) luôn đều tay bên những đàn ong. Ông Diên cho biết: “Gia đình đang bắt đầu thu hoạch lứa mật ong chính vụ thứ 4 (lứa cuối cùng), ước tính sẽ thu về gần 60 kg mật chất lượng cao.

Vụ ong năm nay được mùa nên không chỉ gia đình tôi mà các hộ khác cũng rất phấn khởi. Ước tính cả vụ gia đình thu được khoảng hơn 3 tạ mật, cao hơn năm ngoái khoảng 50 kg. Với giá bán 200 nghìn đồng/lít (khoảng từ 150 - 160 nghìn đồng/kg), gia đình dự kiến thu về hơn 45 triệu đồng”.

Cũng theo ông Diên, nuôi ong không khó, lợi nhuận lại cao nên gia đình ông dự kiến sẽ nhân rộng quy mô từ 30 lên 50 đàn vào tháng 12 tới.

Mùa mật của người nuôi ong ở Vũ Quang

Năm nay ong tiết mật đều, ước tính hết vụ gia đình ông Nguyễn Quang Đài (thôn Mỹ Ngọc, xã Đức Lĩnh) thu về khoảng 7 tạ mật.

Còn ông Nguyễn Quang Đài (thôn Mỹ Ngọc, xã Đức Lĩnh) - người hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong ở Vũ Quang cho biết: “Nhờ thời tiết thuận lợi, các loại cây rừng cho hoa nhiều, do đó nguồn thức ăn của ong dồi dào nên chất lượng mật tốt và sản lượng cao.

Năm ngoái, gần 60 đàn ong của gia đình cho hơn 6,5 tạ mật. Năm nay ong tiết mật đều, ước tính hết vụ sẽ thu về khoảng 7 tạ, thu hơn 100 triệu đồng”.

Mùa mật của người nuôi ong ở Vũ Quang

Từ lâu, mật ong đã trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện miền núi Vũ Quang.

Theo nhiều bà con Vũ Quang, nghề nuôi ong không cần đầu tư nhiều vốn và công sức mà chỉ cần nắm được kỹ thuật, tập tính của ong để chăm sóc, quản lý, nhất là đối với việc phân tách mỗi khi đàn ong quá đông.

Bên cạnh đó, ong có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Vì vậy, người nuôi phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khoẻ mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng.

Mùa mật của người nuôi ong ở Vũ Quang

Toàn huyện Vũ Quang hiện có hơn 1.000 hộ nuôi ong

Được biết, toàn huyện Vũ Quang hiện có hơn 1.000 hộ nuôi ong với hơn 7.500 đàn. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn đang chủ yếu phát triển chăn nuôi ong theo hình thức nông hộ, chưa hình thành nhiều HTX quy mô lớn.

Để giúp người dân tăng thu nhập từ nghề nuôi ong lấy mật và bảo đảm tính bền vững, huyện Vũ Quang đang tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn bà con áp dụng KHKT vào quá trình nuôi, đồng thời hình thành các HTX hoạt động hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định đầu ra.

Mùa mật của người nuôi ong ở Vũ Quang

Với giá bán từ 180 - 200 nghìn đồng/lít, người nuôi ong lấy mật trên địa bàn huyện Vũ Quang đang có một vụ mùa thắng lợi.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Liên hiệp HTX Ong và Dịch vụ nông nghiệp Vũ Quang cho biết: “Năm nay, thời tiết thuận lợi nên ong tiết mật đều, sản lượng mật thu được toàn huyện hết vụ ước đạt trên 90 tấn, tăng 10 tấn so với năm ngoái. Với giá bán khoảng 200 nghìn đồng/lít, người nuôi ong lấy mật trên địa bàn huyện Vũ Quang đang có một vụ mùa thắng lợi.

Để tiếp tục khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi; thành lập mới các tổ hợp tác, HTX nuôi ong; đồng thời, tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thương hiệu mật ong Vũ Quang…".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.