Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà yêu cầu thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh phát huy vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.

Chiều 17/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà - Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Hà Tĩnh chủ trì hội nghị đánh giá kết quả hoạt động tín dụng chính sách năm 2023, triển khai nhiệm vụ quý I/2024.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà chủ trì hội nghị.

Năm 2023, Ngân hàng CSXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị cấp huyện, thị xã tích cực huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân; trong đó tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, tiền gửi tại điểm giao dịch xã và nguồn vốn ủy thác địa phương nhằm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Đến 31/12/2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 6.685,4 tỷ đồng, tăng 868 tỷ đồng (tương đương mức tăng trưởng 14,9% so với đầu năm 2023).

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Hà Tĩnh

Bà Bùi Thị Ngọc Hà - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh báo cáo kết quả công tác tín dụng chính sách trên địa bàn năm 2023.

Năm 2023, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh đạt 1.975,9 tỷ đồng với 36.055 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn.

Đến 31/12/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 6.679,8 tỷ đồng, tăng 876,2 tỷ đồng so với đầu năm 2023 và tăng 15,1% so với năm 2022 với 107.715 khách hàng còn dư nợ. Nợ quá hạn của chi nhánh gần 3,1 tỷ đồng, chiếm 0,046% tổng dư nợ; nợ khoanh 2,9 tỷ đồng, chiếm 0,044% tổng dư nợ.

Đến 31/12/2023, dư nợ cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ của Ngân hàng CSXH tỉnh đạt 929,6 tỷ đồng, tăng 586,5 tỷ đồng so với năm 2022, hoàn thành 100% kế hoạch được giao với 12.048 khách hàng còn dư nợ...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ những nguyên nhân của các tồn tại trong công tác tín dụng chính sách tại Hà Tĩnh năm 2023; từ đó gợi mở giải pháp nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trong năm 2024, mà trước mắt là quý I/2024.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2023.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà nhấn mạnh: Năm 2023, trong bối cảnh nhiều khó khăn song hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn đạt kết quả khả quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, tồn tại của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn như: vốn ngân sách địa phương ủy thác còn thấp so với mặt bằng chung cả nước; đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ngày càng thu hẹp, trong khi đối tượng có mức sống trung bình cần nguồn lực để phát triển kinh tế lại không thuộc đối tượng được vay vốn; hoạt động ủy thác của một số tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế...

Triển khai nhiệm vụ quý I/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà yêu cầu thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh phát huy vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính quan tâm, tham mưu HĐND, UBND tỉnh chuyển sớm nguồn vốn địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH; xây dựng kế hoạch tham mưu chuyển vốn ngân sách cho những năm tiếp theo để đạt mục tiêu quy định tại Quyết định 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh chuyển nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg.

Sở LĐTB&XH chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố rà soát, bổ sung kịp thời hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm làm căn cứ cho Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai cho vay theo quy định. Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai sơ kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng CSXH.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các tổ chức hội nhận ủy thác tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hội cấp cơ sở; đôn đốc, xử lý, thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng; làm tốt công tác xác nhận đối tượng vay vốn, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả...

Ban đại diện HĐQT ngân hàng CSXH các huyện, thị, thành đưa công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách vào chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp huyện và cơ sở; tham mưu HĐND, UBND cân đối ngân sách địa phương để chuyển qua ngân hàng CSXH...

Ngân hàng CSXH cấp tỉnh, huyện tập trung huy động nguồn lực, quyết liệt thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch tín dụng được Trung ương giao, không để dư nợ giảm so với 31/12/2023; tham mưu trình HĐND tỉnh, cấp huyện chuyển kịp thời nguồn vốn sang ngân hàng CSXH để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách...

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.