Thông tin này được đích thân Cục trưởng Cục đóng tàu của Hải quân Nga, Chuẩn đô đốc Vladimir Tryapichnikov cho biết, nhà sản xuất sẽ phối hợp với hải quân nước này thử nghiệm tàu Project 22800 tại Hồ Hadoga ngay trong tháng 5/2018.
Sau khi thử nghiệm tại tại Hồ Hadoga, con tàu này sẽ được đưa tới vùng Baltiysk ở miền tây nước Nga trong thời gian tới và tiếp tục trải qua các đợt thử nghiệm ở đó, ông Vladimir Tryapichnikov cho biết thêm.
Chiến hạm Project 22800. |
Khi nói về kế hoạch xuất khẩu loại tàu này, nguồn tin quân sự Nga cho biết, tiềm năng Việt Nam mua là rất lớn bởi hiện nay, Hải quân Việt Nam đang tiếp cận một số loại chiến hạm mang tên lửa Kalibr của Nga, trong đó có chiến hạm Project 22800.
Nếu được chuyển giao kỹ thuật, Việt Nam có thể nhanh chóng sử dụng những kinh nghiệm đúc rút được từ quá trình đóng 6 tàu tên lửa Project 1241.8 lớp Molniya để đóng các chiến hạm này, tăng cường số lượng các tàu mang tên lửa tấn công nhanh cực mạnh.
Bên cạnh đó, tàu loại này có lượng giãn nước không lớn nên có thể được đóng ở những xưởng đóng tàu không thuộc hàng lớn nhất, như vậy giúp tiết kiệm ngân quỹ một cách nghiêm túc, lại giúp nâng cao số lượng các xưởng đóng tàu được tiếp cận công nghệ hiện đại.
Vậy sức mạnh của Project 22800 có gì đặc biệt? Theo phòng báo chí của Tổng công ty đóng tàu Thống Nhất OSK, các tàu tên lửa Project 22800 có lượng giãn nước tối đa là 800 tấn, chiều dài 60m, chiều rộng 10m, mớn nước 4m.
Tàu có tốc độ di chuyển tối đa là 30 hải lý/h và phạm vi hành trình lên đến đến 2.500 - 3.000 hải lý, thời gian hành trình liên tục trên biển là khoảng 15 ngày đêm. Ngoài ra, kết cấu hình học và việc sử dụng các vật liệu hấp thụ radar cần làm cho Karakurt trở nên hầu như vô hình trước radar của đối phương.
Trong khi đó con tàu Nga được trang bị radar hiện đại và những thiết bị điều hướng tiên tiến nhất. Về vũ khí, tàu được trang bị tổ hợp phóng thẳng đứng tên lửa hành Kalibr-NK (8 quả) với 2 loại tên lửa là 3M-14T (phiên bản hành trình đối đất, có tầm phóng 2500km) và 3M-54T (phiên bản hành trình chống hạm, có tầm phóng 660km). Tàu còn được trang bị 1 pháo 100mm.
Tuy nhiên, điểm nhấn mới nổi bật về vũ khí của Karakurt là tổ hợp phòng không tích hợp tên lửa và pháo phòng không Pantsir-M (biến thể trên hạm của tổ hợp tên lửa-pháo phòng không mặt đất Pantsir-S), hiện đã trải qua đợt thử nghiệm cấp Nhà nước.
Nó được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu trên không ở khoảng cách từ vài chục mét cho tới 20 cây số. Trong modul chiến đấu được trang bị những tên lửa tốc độ cao với dẫn hướng vô tuyến và hai dàn pháo sáu nòng cỡ 30mm.
Về ngoại hình, có thể nhận thấy là ngoài việc có kích thước lớn hơn một chút và khác biệt ở hệ thống phóng thẳng đứng, tàu có ngoại hình tương đối giống thiết kế tàu tên lửa "Tia chớp" Project 1241.8 lớp Molniya mà Việt Nam hiện đang đóng theo chuyển giao kỹ thuật của Nga.