Ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 xâm nhiễm vào Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký công điện gửi chủ tịch UBND các huyện/thành/thị, giám đốc các sở: NN&PTNT, Y tế, Công thương, GTVT, TT&TT, Công an tỉnh, BĐBP Hà Tĩnh, Hải quan tỉnh về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Hà Tĩnh.

ngan chan vi rut cum gia cam a h7n9 xam nhiem vao ha tinh

Thường xuyên tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi là một trong những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả

Công điện cho biết, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Thú y thế giới và Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc, trong tháng 1/2017, tại Trung Quốc đã xảy ra nhiều ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao như: cúm gia cầm A/H5N2, A/H5N8, A/H7N9 và A/H5N6; đã ghi nhận 109 người bị nhiễm vi rút gia cầm A/H7N9, kết quả giám định do Bộ NN&PTNT Trung Quốc công bố có 26 mẫu gia cầm và môi trường dưomg tính với vi rút gia cầm A/H7N9, có 33 mẫu huyết thanh gia cầm dương tính với vi rút cúm gia cầm H7.

Như vậy, vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8) chưa có ở Việt Nam nguy cơ xâm nhiễm trong nước, trong đó có Hà Tĩnh thông qua các hoạt động vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao.

Nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác vào địa bàn tỉnh, gây lây lan dịch bệnh, thiệt hại kinh tế, ảnh hưỏng đến sức khỏe cộng đồng và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; thực hiện Công điện số 1475/CĐ-BNN-TY ngày 17/02/2017 củ Bộ NN&PTNT về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 528/CĐ-TTg ngày 15/4/2013 về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1; của Bộ NN&PTNT tại Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/2/2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người và Công điện nêu trên; trong đó lưu ý một số nội dung trọng tâm sau:

Sở NN&MTNT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo quy định; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung; hộ chăn nuôi gia đình; cơ sở ấp trứng, thu gom, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm; các cơ sở giết mổ gia cầm; các điểm chợ mua bán gia cầm sống; phương tiện vận chuyền gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thực hiện hoặc giám sát việc tiêu độc khử trùng các xe vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm đi qua và nhập vào địa bàn; phối họp với Sở Công thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, các Sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm sai quy định, không rõ nguồn gốc;

Phối hợp với Sở Y tế thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống bệnh lây truyền giữa động vật và người; kịp thời trao đổi, chia sẻ thông tin khi có dịch cúm A/H7N9 trên người trong nước và trong tỉnh.

Tổ chức triển khai các hoạt động lấy mẫu giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm, nhất là những nơi có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao để xử lý kịp thời theo quy định. Cấp hóa chất hỗ trợ và hướng dẫn chỉ đạo các địa phương phát động tháng hành động vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, chủ động phòng chống dịch bệnh.

Sở Y tế tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng, chống các chủng vi rút cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người; đồng thời tăng cường giám sát, theo dõi, đề phòng các bệnh lây từ động vật sang người để có phương án xử lý kịp thời khi có trường hợp lây nhiễm.

Các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, Sở Y tế và các địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống, ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9, A/H5N1 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

UBND các huyện, thành phố, thị xã thành lập BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp theo Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của BCĐ phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp trong trường hợp dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn để chỉ đạo phòng, chống dịch kịp thời, có hiệu quả;

Tổ chức triển khai "Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường đợt 1 năm 2017" thời gian từ ngày 10/3/2017 đến hết ngày 30/3/2017, nội dung, cách thức tiến hành vệ sinh, tiêu độc khừ trùng thực hiện theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT. Căn cứ Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn; tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm triệt để cho các đàn gia cầm; giám sát dịch bệnh cúm gia cầm đến tận hộ chăn nuôi để phát hiện sớm, xử lý kịp thời; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, kinh phí nhằm ứng phó kịp thời khi có dịch cúm gia cầm xảy ra, tuyệt đối không để dịch lây lan ra diện rộng và lây sang người.

Chỉ đạo các phòng, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định. Giám sát chặt chẽ các chợ, điểm trung chuyển gia cầm sống, các cơ sở giết mổ gia cầm trên địa bàn, đặc biệt là các địa bàn có buôn bán gia cầm giống, gia cầm loại thải.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.