Ngành Y tế Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

(Baohatinh.vn) - Dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 như: vật tư, sinh phẩm, thuốc men bị thiếu hụt; số lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị gia tăng…, song, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh đã nỗ lực, linh hoạt ứng phó hiệu quả để vừa phòng chống các loại dịch bệnh, vừa tiếp nhận, thăm khám và điều trị kịp thời, chu đáo cho người bệnh.

Không chủ quan với các loại dịch bệnh

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, năm 2022, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, KT-XH Hà Tĩnh bước vào trạng thái phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, xác định dịch bệnh còn những nguy cơ tiềm ẩn nên ngành y tế đã tập trung cao cho công tác phòng chống với các giải pháp căn cơ, bền vững.

Ngành Y tế Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại Lộc Hà.

Bác sỹ Nguyễn Trường Lâm - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hương Khê cho biết: “Từ đầu năm đến nay, đơn vị tập trung cao cho việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Trong đó, chỉ đạo các trạm y tế, mạng lưới y tế thôn tuyên truyền, vận động người dân tiêm các mũi tăng cường; phối hợp với các trường học để rà soát, tiêm phòng cho các em học sinh trong độ tuổi đủ điều kiện”.

Theo tổng hợp từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, đến nay, Hà Tĩnh đã có 97,7% người trên 18 tuổi tiêm đủ mũi 4; 79,89% người từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi 3; 74,2% trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đủ mũi 2 vắc-xin phòng COVID-19.

Ngành Y tế Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

Công tác phòng, chống các loại dịch bệnh được triển khai quyết liệt.

Năm 2022, dịch sốt xuất huyết xảy ra sớm hơn so với những năm gần đây. Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 23 ổ dịch tại 7 huyện, thị xã với 986 ca mắc, 13/13 huyện, thị, thành đều có ca mắc.

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết: “Xác định được những nguy cơ dịch sốt xuất huyết diễn biến khó lường nên ngay từ đầu năm 2022, đơn vị đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đến các địa phương. Đặc biệt, khi xuất hiện ca bệnh và ổ dịch đã khẩn trương chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở, huy động sự vào cuộc của toàn dân để khoanh vùng, dập dịch tức thời nên các ổ dịch không lan rộng và không có trường hợp tử vong”.

Vượt khó đảm bảo thực hiện tốt công tác điều trị

Sau đại dịch COVID-19, cùng với cả nước, năm 2022, ngành Y tế Hà Tĩnh phải đối mặt với tình trạng vật tư, sinh phẩm, thuốc men bị thiếu hụt, trong khi số lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị gia tăng 30% so với năm 2021. Trong bối cảnh đó, các bệnh viện đã triển khai sắp xếp, cải tiến quy trình khám chữa bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị, hạn chế thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Ngành Y tế Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

Năm 2022, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát nên số bệnh nhân đến thăm khám ở các cơ sở y tế tăng khoảng 30%.

Sở Y tế chỉ đạo tất cả các bệnh viện xây dựng, triển khai kế hoạch chỉ đạo tuyến, cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. Các y, bác sỹ cũng đã được tiếp thu, cập nhật nâng cao nhiều kiến thức, kỹ năng trong chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm ở trẻ em; quy trình quản lý để nâng cao toàn diện chất lượng xét nghiệm; chẩn đoán, điều trị một số bệnh tai - mũi - họng; kỹ thuật gây mê, gây tê trong nhi khoa… từ các chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện tuyến Trung ương.

Bác sỹ Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Với sự nỗ lực của các y, bác sỹ, sự hỗ trợ từ các bệnh viện tuyến trên, năm 2022, bệnh viện đã triển khai được một số kỹ thuật mới như: hóa mô miễn dịch, lọc máu hấp phụ, khám và điều trị các rối loạn nam học, phẫu thuật thẩm mỹ, nội soi tiêu hóa ở trẻ em… Duy trì, phát huy hiệu quả các kỹ thuật chuyên sâu về chấn thương, chỉnh hình, tim mạch, sản phụ khoa để giúp người dân được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại địa phương”.

Ngành Y tế Hà Tĩnh nỗ lực vượt khó, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

Nhân viên BVĐK tỉnh chụp CT cho bệnh nhân.

Đồng hành với các cơ sở y tế, Sở Y tế cũng đã tham mưu tỉnh các cơ chế để tháo gỡ khó khăn về vật tư, hóa chất, sinh phẩm và có các chế độ, chính sách phù hợp cho nhân viên y tế. Nổi bật là Nghị quyết số 71/2022/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2022-2025, dự kiến dành kinh phí gần 70 tỷ đồng/năm hỗ trợ lĩnh vực y tế công, qua đó động viên, khích lệ rất lớn cho các nhân viên trong toàn ngành.

Tỉnh đã cho cơ chế thỏa thuận khung để tiếp tục thực hiện các hợp đồng cung ứng cũ; các gói thầu về hóa chất, vật tư không trúng lần 1 thì tham mưu phương án tổ chức đấu thầu lần 2. Với những hóa chất không nằm trong danh mục đã trúng thầu hoặc nhà thầu không cung ứng được thì cho phép các cơ sở y tế tự tổ chức đấu thầu, mua sắm theo đúng quy định. Tin rằng, với những giải pháp linh hoạt đã được đưa ra, năm 2023, các cơ sở y tế sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Bác sỹ Lê Chánh Thành - Phó Giám đốc Sở Y tế

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.