Ngày thứ 4 không có ca mắc mới Covid-19 ở cộng đồng, có 117 bệnh nhân xét nghiệm âm tính

Bản tin 6h ngày 2/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy, đã sang ngày thứ 4 Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Trong số các trường hợp đang điều trị có 117 bệnh nhân xét nghiệm âm tính

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 02/9: Việt Nam có tổng cộng 690 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 550 ca.

- Tính từ 18h ngày 01/9 đến 6h ngày 02/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 66.946, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 3.672

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.868

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 47.406

Ngày thứ 4 không có ca mắc mới Covid-19 ở cộng đồng, có 117 bệnh nhân xét nghiệm âm tính

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị -Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 735 bệnh nhân COVID-19/ 1.044 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 27 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 53 ca, số ca âm tính lần 3 là 37 ca.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, hiện có 8 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch, chiếm (3,1%) trong tổng số BN đang điều trị, trong đó số tiên lượng rất nặng là 5/8 trường hợp (2,0%), và tiên lượng tử vong bất cứ lúc nào tăng lên 3 trường hợp (1,2%). Số trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch này chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng

Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 34 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Bệnh nhân 416 đã khỏi bệnh nhưng vẫn đang điều trị trong tình trạng đặc biệt do có bệnh nền nặng

Trong công tác điều trị, ngày hôm qua, bệnh nhân số 416- bệnh nhân đầu tiên mức COVID-19 ở Đà Nẵng ngày 25/7, là BN 416 đã có 4 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân này vẫn rất nặng, do có những bệnh nền kèm theo nên đang điều trị trong tình trạng đặc biệt.

Hiện bệnh nhân này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO và đang được lọc máu liên tục. Thể trạng suy kiệt nặng, cơ lực toàn thân giảm, đồng thời xơ hóa, đông đặc phổi lan tỏa 2 bên Hiện bệnh nhân đã mở mắt tự nhiên, tuy nhiên tiếp xúc chậm nên vẫn phải tiếp tục điều trị hồi sức tích cực.

Do tình trạng tổn thương phổi đông đặc, xơ hóa lan tỏa, chức năng hô hấp của phổi giảm nặng, bệnh nhân cần được hỗ trợ ECMO và thở máy thời gian kéo dài nên tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng từ hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Trước đo tại cuộc hội chẩn quốc gia, các chuyên gia đã đánh giá tình trạng bệnh nhân này nặng hơn cả bệnh nhân 91 - phi công người Anh, nên tiên lượng còn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Tình trạng bệnh nhân 416 suy kiệt, yếu cơ toàn thân cần phối hợp dinh dưỡng, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng kết hợp. Sau khi đội chuyên gia do của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) rút khỏi Đà Nẵng, việc điều trị cho bệnh nhân này được giao lại cho các bác sĩ hồi sức tích cực của Bệnh viện Đà Nẵng. Tuy nhiên, quá trình điều trị bệnh nhân 416 vẫn sẽ thực hiện tham vấn ý kiến chuyên sâu của đội ngũ này do họ từng có kinh nghiệm điều trị thành công cho bệnh nhân 91.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.