Nghề lặn biển: Lắm rủi ro, lo ngư trường!

(Baohatinh.vn) - Gần 17 năm “bén duyên” với làng chài, nghề lặn biển dẫu đã góp phần để Xuân Hòa (xã Thạch Bằng - Lộc Hà - Hà Tĩnh) trở thành thôn giàu có nổi tiếng trong vùng, nhưng cũng mang không ít nỗi niềm với những rủi ro tính mạng và khó khăn về ngư trường đánh bắt.

Đưa nghề lặn về làng chài

Ông Trần Công Tiến - Trưởng thôn Xuân Hòa kể: Nghề lặn biển đã theo chân những người đi lặn thuê ở miền Nam về Xuân Hòa từ gần 17 năm nay và dần trở thành nghề biển chính với 55 chiếc thuyền. Ngư trường chủ yếu của các thuyền lặn ở Xuân Hòa chủ yếu là các vùng biển gần bờ trong tỉnh; ngoài ra, có khoảng 20 chiếc thuyền công suất lớn còn mở rộng khai thác ở Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Quảng Ninh với các loại hải sản chủ yếu là các loại sò, chang chang.

nghe lan bien lam rui ro lo ngu truong

Kiểm tra máy nén khí, ống thở là công việc hết sức quan trọng cho mỗi chuyến lặn biển.

Theo chân trưởng thôn đến thăm ông Trần Quang Quế - một trong những “ông tổ” nghề lặn ở thôn Xuân Hòa, dẫu đã được dặn trước là phải nói thật to, nhưng cuộc trò chuyện vẫn không thành vì thính lực của ông đã bị tổn thương kể từ sự cố tai nạn nghề nghiệp ở miền Nam gần 20 năm trước.

Thay chồng tiếp lời, bà Trần Thị Ái kể: Sau 2 năm làm nghề, học nghề ở Bình Thuận, ông Quế trở về, dẫu vụ tai nạn giảm áp trong một chuyến lặn biển đã làm ông giảm thính lực, vận động khó khăn hơn nhưng may mắn là sức khỏe đã dần phục hồi. Năm 2000, ông Quế quyết định đóng thuyền làm nghề lặn và cả gia đình đã gắn bó với nghề cho đến tận bây giờ. Thuyền của ông, ngoài sự tham gia của 2 bố con, còn thuê thêm 6-8 lao động tùy từng thời điểm. Những lúc làm ăn thuận lợi, mỗi lao động sau khi trừ chi phí ăn ở, mỗi tháng có thu nhập khoảng 10 triệu đồng.

Nghề lặn biển ở Thạch Bằng thu hút gần 200 lao động, chủ yếu ở độ tuổi từ 20-50, trong đó, hơn 1/2 lao động là người trong thôn, số còn lại đến từ các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Người cao tuổi nhất đang làm nghề lặn ở Thạch Bằng, ông Trần Đình Nguyên năm nay 60 tuổi. Cha truyền con nối, thế hệ thứ 2 làm nghề lặn ở thôn Xuân Hòa bây giờ là hàng chục thanh niên tuổi khoảng 20-22.

nghe lan bien lam rui ro lo ngu truong

Các thợ lặn luôn phải ngậm chặt ông dẫn khí trước khi lao xuống biển. Ảnh: Thăng Long

Trẻ tuổi nhất là Trần Văn Tường năm nay mới 16 tuổi nhưng đã nghỉ học, theo anh trai và bố học nghề lặn biển từ 3 năm nay. Từ những ngày đầu ngậm ống thông khí, đeo chì chìm xuống đáy biển, dẫu được hỗ trợ nhưng vẫn rất run, đến nay, em đã lần lượt thử sức và chinh phục ở tầng lặn nông nhất - chỉ 2 sải nước (2-3m) cho đến tầng sâu 10 sải nước (15m).

Những trăn trở

Nhắc lại câu chuyện về người vừa có con trai không may thiệt mạng trong chuyến lặn biển cách đây 1 năm, ông Trần Hữu Minh nghẹn ngào với nỗi đau không thể nguôi ngoai. Cậu con trai út - Trần Hữu Thuật học Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội được xếp tốp đầu của lớp, trong một chuyến lặn biển vào hè năm ngoái để kiếm thêm tiền trang trải việc học tập đã không may tử nạn.

Theo Trưởng thôn Xuân Hòa, nghề lặn biển ở Thạch Bằng tập trung ở khu vực gần bờ nên rủi ro ít hơn so với nghề lặn biển ở các tỉnh miền Nam, tuy nhiên, lao động của ta yếu hơn về kỹ năng, sức khỏe và kinh nghiệm. Cộng với việc nhiều tàu thuyền chưa đầu tư hệ thống máy móc, phương tiện cứu hộ đồng bộ, hiện đại nên khâu xử lý khi có sự cố ở một số trường hợp chưa thực sự thành thục. Nhiều người trong thôn đã bị thiệt mạng vì rủi ro nghề lặn biển, chủ yếu rơi vào những thanh niên trẻ mới vào nghề.

Nghề biển nói chung và lặn biển nói riêng ở Thạch Bằng cũng đang chật vật ở khâu neo đậu tàu thuyền bởi địa bàn xã chưa có âu tránh bão.

nghe lan bien lam rui ro lo ngu truong

Không có âu thuyền, hàng chục chiếc thuyền ở Thạch Bằng sau khi cập bến, bốc hàng ở cảng Cửa Sót lại trở về neo tạm ở cửa lạch thôn Xuân Hòa

“Mỗi lần nghe tin bão lũ, chúng tôi lại vất vả chạy khắp tìm nơi trú ẩn, có lúc ở Thạch Kim, có khi về cầu Hộ Độ, cũng có lúc phải vào tận Cẩm Xuyên mới có điểm neo đậu an toàn. Mong sao các cấp quan tâm, hỗ trợ xây dựng điểm tránh trú bão để ngư dân chúng tôi yên tâm sản xuất” - anh Trần Văn Phúc - chủ tàu 250 CV chia sẻ.

Lắng nghe những trăn trở ở xóm chuyên nghề lặn biển, chúng tôi cũng biết rằng, hiện nay, ngư trường khai thác không mấy thuận lợi do nguồn lợi thủy sản những tháng đầu năm giảm so với năm ngoái, trong khi rất nhiều tàu thuyền tỉnh bạn tham gia đánh bắt theo các hình thức tận diệt.

“Lo nhất vẫn là tình trạng các tàu lớn làm nghề dạ, có tàu còn sử dụng cả mìn để đánh bắt ngay ở ngư trường gần bờ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát thì nghề biển nói chung của chúng tôi khó sẽ chồng khó” - anh Trần Công Nhật - chủ tàu 366 CV ở thôn Xuân Hòa bày tỏ.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...