Nghi Xuân chủ động, linh hoạt ứng phó với thiên tai

(Baohatinh.vn) - Phương án PCTT&TKCN huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tuân thủ nguyên tắc “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Chiều 6/6, đoàn kiểm tra và chỉ đạo công tác PCTT&TKCN tỉnh do Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt dẫn đầu đã đi kiểm tra và làm việc với huyện Nghi Xuân về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Đoàn công tác kiểm tra công trình xử lý cấp bách chống sạt lở bờ biển trên địa bàn xã Xuân Hội.

Đoàn công tác kiểm tra công trình xử lý cấp bách chống sạt lở bờ biển trên địa bàn xã Xuân Hội.

Đoàn công tác PCTT&TKCN tỉnh đã đi kiểm tra công trình xử lý cấp bách chống sạt lở bờ biển và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão ở xã Xuân Hội.

Năm 2023, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai nhưng trên địa bàn vẫn xẩy ra một số đợt mưa, lũ lớn, ngập lụt và nắng nóng. Trước tình hình đó, Nghi Xuân đã chủ động các phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, linh hoạt giảm thiểu được thiệt hại.

bqbht_br_3-1641.jpg
Đoàn công tác làm việc với huyện Nghi Xuân về hoạt động PCTT&TKCN.

Nhận định thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường trong năm 2024, huyện Nghi Xuân đang tập trung kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai, lụt, bão.

Cùng đó, huyện đã xây dựng phương án phòng chống thiên mang tính trọng tâm, trọng điểm, sát đúng với tình hình thực tế trên nguyên tắc “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Đặc biệt, chủ động phương án di dời dân tại các vùng ngập lụt, sạt lở đất và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên địa bàn huyện khi xẩy ra mưa bão.

6.jpg
Đại tá Nguyễn Ngọc Nguyên - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh: Vào mùa mưa bão, huyện Nghi Xuân cần làm tốt công tác cảnh báo, thông tin kịp thời để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đê điều, hồ chứa, sạt lở bờ sông, bờ biển; chủ động, phối hợp với các cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa các công trình trước mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn công trình và khu vực dân cư ở hạ lưu. Theo dõi nắm chắc diễn biến thời tiết, thiên tai để ứng phó kịp thời, hiệu quả; làm tốt công tác cứu trợ thiên tai và khắc phục hậu quả bão lụt…

Tại buổi làm việc, huyện Nghi Xuân đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng, nâng cấp một số công trình giao thông, thủy lợi mất an toàn trên địa bàn huyện; nạo vét cảng cá Xuân Hội để tàu thuyền ra vào âu trú bão an toàn và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống bão lụt trong năm 2024.

bqbht_br_4-2834.jpg
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt đánh giá cao công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của huyện. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, địa phương không được chủ quan, lơ là.

Thời gian tới, huyện Nghi Xuân cần chủ động, linh hoạt để ứng phó với thiên tai; kiểm tra, xem xét, lập phương án phòng, chống, đảm bảo an toàn hệ thống hồ đập, đê điều; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn; tổ chức sơ tán dân tránh, trú bão, lũ an toàn khi có bão, lũ lớn hoặc siêu bão xẩy ra; xây dựng phương án đảm bảo ATGT, ANTT, công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai, bão lụt trên địa bàn.

Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến thiên tai để chủ động cảnh báo, thông tin kịp thời đến các địa phương người dân biết, chủ động ứng phó, góp phần giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.