Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

(Baohatinh.vn) - Những ngày cuối năm, trong khi nhà nhà đang tất bật để chuẩn bị đón tết, thì cũng là lúc nhiều ngư dân ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lại dong thuyền ra khơi, bám biển với hy vọng chuyến đi may mắn, đầy ắp “lộc” biển.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Tết đã cận kề, ngư dân Cẩm Nhượng vẫn “say mê” bên những tấm lưới, gắn bó với những làn sóng, con nước.

Đã hơn 10 năm anh Nguyễn Ngọc Thắng (trú tại thôn Xuân Bắc) không biết đến ngày tết dương lịch là gì, thậm chí đến cả tết Nguyên đán có năm cũng không được sum vầy cùng gia đình vì anh như có món nợ sâu nặng với biển cả.

Mùa tết không được ở cạnh người thân trong gia đình, không vì thế mà anh cảm thấy cô quạnh, buồn tủi, bởi anh còn có những người anh em “đồng cam cộng khổ”, chia ngọt sẻ bùi với mình trên hành trình đi tìm “lộc biển”. Họ chính là những người thân trong gia đình, cùng ăn sóng nằm gió, kề vai sát cánh trên mỗi chuyến khơi xa.

Anh Thắng tâm sự: “Trung bình mỗi năm anh đi khoảng 10 chuyến biển, mỗi chuyến kéo dài từ 15 - 20 ngày, đợt này anh ra khơi khó có thể kịp về ăn tết Nguyên đán cùng vợ con, do vậy thời gian anh sống trên tàu, gắn bó với biển nhiều hơn trên đất liền. Giờ đây, đối với anh, biển chính là người thân, tàu là nhà, ngư trường là quê hương”.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Nhiều ngư dân đã chuẩn bị cư ngư cụ, sẵn sàng ra khơi “đón” lộc biển.

Với mỗi ngư dân Cẩm Nhượng, biển cả đối với họ như là ruộng, là vườn. Anh Nguyễn Văn Nam (trú thôn Hải Nam), ngư dân hơn 20 năm gắn bó với biển chia sẻ: “Nếu trời yên biển lặng thì mấy ngày tết cũng kiếm khá lắm, hơn ngày thường. Những ngày đó chúng tôi hay đùa nhau là món quà biển cả mang lại, là cái “lộc” đối với những người làm nghề vươn khơi bám biển.

Việc ra khơi không chỉ mang lại nguồn thu lớn từ việc đánh bắt, mà chúng tôi còn thấy ở đó, mình như những ngọn hải đăng “lung linh” giữa biển đảo quê hương lúc trời đất chuyển giao. Đó cũng là niềm tự hào của tất cả ngư dân nơi miền biển”.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Với những ngư dân nơi biển Nhượng, biển chính là nhà, là người thân của họ.

Theo nhiều ngư dân, sở dĩ họ vươn khơi xuyên tết vì đây là khoảng thời gian giao mùa giữa các vùng thời tiết trên biển nên việc khai thác hiệu quả hơn những chuyến đi khác trong năm.

Hơn nữa, tàu về dịp năm mới, các loại thủy, hải sản tươi hơn nên thương lái rất “chuộng”, bán được giá. Mỗi chuyến đi biển dịp tết như thế, thu nhập của một ngư dân dao động từ 7 - 10 triệu đồng. Nếu gặp được luồng cá, mực có thể thu về gần 15 triệu đồng.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Trên các bãi cát bồi bên mép nước, những người phụ nữ từng giờ trông ngóng người thân của mình trở về từ biển cả sau chuyến đi dài.

Không chỉ những ngư dân đang bám biển ngoài khơi quên tết, những người vợ, tiểu thương miền biển Nhượng cũng mải miết đợi thuyền cập bến sau mỗi chuyến ra khơi. Họ không nghĩ ngợi nhiều về ngày lễ, tết. Với họ, những khoang thuyền đầy ắp tôm, mực,… chính là mùa xuân, là tết đã về.

Chị Nguyễn Thị Dương (trú thôn Xuân Bắc) cho biết: “Trót” nặng nợ một đời với biển cả, với nghề đã cưu mang mình, nên những ngày lễ có thể “nhẹ” đi đối với những người mưu sinh bằng nghề biển như chúng tôi. Những ngày này, việc kinh doanh cũng thuận lợi hơn, hầu như chuyến nào tôi cũng hết hàng sớm. Tết đã cận kề nhưng thuyền còn ra khơi, chúng tôi chưa được phép nghỉ tay”.

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, đón tết giữa khơi xa

Mong muốn của ngư dân trong chuyến đi biển cuối năm là tàu cập bờ với cá, tôm đầy khoang.

Thêm một mùa biển mới đến với ngư dân miền biển Nhượng. Họ hy vọng một năm mới bình an, may mắn trên mỗi chuyến đi. Đó sẽ là động lực giúp ngư dân tiếp tục vượt qua khó khăn, gặt hái được nhiều “lộc biển” trong năm mới. Ngoài ra, việc ngư dân kiên trì bám biển đã góp phần không nhỏ giữ bình yên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.