Người nuôi trồng thủy sản Lộc Hà “trắng tay” sau trận lũ lịch sử

(Baohatinh.vn) - Mưa lũ dồn dập trong mấy ngày qua đã nhấn chìm 400/415 ha nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà (Hà Tĩnh). Hàng trăm hộ dân nơi đây đang đứng trước nguy cơ trắng tay sau trận lũ lịch sử...

Người nuôi trồng thủy sản Lộc Hà “trắng tay” sau trận lũ lịch sử

Gia đình anh Minh (thị trấn Lộc Hà) thả lưới, đặt nò ở khu vực ao chứa để vớt vát tôm tràn ra từ ao nuôi

Nước rút, gia đình anh Trần Văn Minh ở tổ dân phố (TDP) Xuân Hòa, thị trấn Lộc Hà đang cố gắng vớt vát lại những gì đã mất sau lũ lụt. Sau gần 1 ngày thả lưới, đặt nò... anh gom được gầy 1 tạ tôm.

Con số này chẳng thấm tháp vào đâu so với hơn 3 tấn tôm nuôi của gia đình đã bị mưa lũ, triều cường cuốn đi trong đêm 19/10 và các ngày sau đó. Tôm mất, ao hồ hư hỏng nặng khiến vợ chồng anh lao đao.

Người nuôi trồng thủy sản Lộc Hà “trắng tay” sau trận lũ lịch sử

Nước lụt còn làm bung bạt, sạt lở bờ bao, khiến anh Minh phải mất hàng chục triệu đồng để khắc phục

Anh Minh chia sẻ: “Mưa lụt, triều cường đã cuốn trôi của gia đình tôi 2 ao tôm loại 40 con/kg (khoảng 1,5 tấn) và 1 ao đã xuống giống gần 2 tháng, khoảng 120 con/kg (khoảng 1,6 tấn), thiệt hại ước tình hơn 500 triệu đồng.

Mọi công sức, vốn liếng của cả gia đình đổ sông, đổ biển trong phút chốc. Rất mong các cấp, ngành quan tâm giúp đỡ để khắc phục sự cố, có thêm nguồn lực tái sản xuất”.

Người nuôi trồng thủy sản Lộc Hà “trắng tay” sau trận lũ lịch sử

Nhiều ao hồ nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Lộc Hà bị sạt lở, hư hỏng vì mưa lụt

Tuy ao hồ không bị ngập, nhưng 100.000 con giống thả nuôi vụ đông năm nay (đã được 45 ngày, trọng lượng hơn 200 con/kg) của anh Trần Văn Ân, ở TDP Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) cũng coi như bỏ đi.

Nguyên do là nước lụt đã làm vỡ ao chứa nước dự trữ nên bây giờ không còn nước cấp cho ao nuôi. Nước bị ngọt hóa khiến tôm vàng mang, không cứng vỏ, thân mềm và chết dần vì bị sốc nước.

Người nuôi trồng thủy sản Lộc Hà “trắng tay” sau trận lũ lịch sử

Mưa lũ làm hư hỏng lán trại, trôi dạt dụng cụ... ở vùng Hà Vọoc, xã Hộ Độ (ảnh chụp ngày 21/10).

Tương tự, đợt mưa lũ lớn vừa rồi cũng khiến tất cả các vùng nuôi trồng thủy sản ở Lộc Hà bị ngập chìm trong nước, hư hỏng ao hồ và thiệt hại nặng. Ông Trần Tranh - thành viên HTX Nuôi trồng thủy sản Hà Vọoc, thôn Tân Quý (Hộ Độ) cho biết: “Nước lụt và triều cường đã làm ngập hoàn toàn 36 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, cua, cá bằng hình thức quảng canh và bán thâm canh của HTX trong 2 ngày 19 và 20/10. 42 hộ nuôi trồng ở đây, hộ thiệt hại ít thì dăm chục triệu đồng, hộ nhiều lên đến 200 triệu đồng. Ngoài ra, sóng, gió, nước lũ cũng làm hư hỏng nhiều bờ đê bao, lán trại, máy móc, vật tư phục vụ nuôi trồng”.

Hiện nay, nước lụt tại các khu vực nuôi trồng thủy sản đã cơ bản rút, người dân đang tranh thủ thu hoạch những gì còn sót lại. Tuy nhiên, lượng tôm, cá còn lại trong ao nuôi chỉ còn lại 5-10%, giá bán cũng chỉ còn 1/2- 1/3 so với trước mưa lụt.

Anh N.M ở thôn Tân Quý (Hộ Độ) buồn rầu: “Trước lụt tôi còn gần 2 tấn tôm loại lớn (khoảng 50 con/kg) nhưng giờ chỉ còn vài tạ. Mưa lũ dồn dập, số thì bị chết, số còn lại thì rất yếu nên phải bán để vớt vát phần nào. Nhưng khốn nỗi chỉ bán được 60-80 ngàn đồng/kg, chưa bằng ½ giá trước đó”.

Người nuôi trồng thủy sản Lộc Hà “trắng tay” sau trận lũ lịch sử

Người nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Lộc Hà tranh thủ vớt vát số tôm còn sót lại

Ông Trương Bá Khanh - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Toàn xã có 68 ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là tôm, cua đã bị mưa lũ ngập, thiệt hại rất nặng nề. Theo ước tính ban đầu, mưa lũ đã gây thiệt hại cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã khoảng 20 tỷ đồng tỷ đồng”.

Ông Võ Tá Bình -Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Theo đánh giá ban đầu, hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Lộc Hà đã bị mưa lũ nhấn chìm, làm hư hại nghiêm trọng. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ người nuôi trên địa bàn khắc phục khó khăn, sớm khôi phục lại sản xuất ”.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.