Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

(Baohatinh.vn) - Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung, nhưng người trồng chè ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang khá yên tâm bởi sản phẩm được thu mua hết với giá cả đã được ký kết từ trước.

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Người dân thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 thu hái đợt chè búp cuối vụ xuân

Những ngày này, gia đình ông Phan Đình Nhàn ở thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn) đang gấp rút hoàn thành công việc cần thiết để một vài ngày tới sẽ tiến hành thu hoạch lứa chè búp cuối vụ xuân đầu vụ hè. Với 1 ha chè công nghiệp, qua 2 đợt hái nền (hái tạo hình) vừa rồi gia đình ông thu được hơn 2 tấn chè búp, thu 14 triệu đồng, đợt tới đây ước sẽ thu được thêm khoảng 3 tấn.

Ông Nhàn thông tin: “Dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chè xuất khẩu nhưng chúng tôi vẫn được Xí nghiệp chè Tây Sơn thu mua kịp thời, sòng phẳng, giá cả đúng với ký kết từ đầu năm. Người trồng chè chúng tôi cũng được chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp động viên, hướng dẫn trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm để dễ xuất bán ra nước ngoài”.

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Người dân biên giới Sơn Kim 2 thu hái chè về chế biến, xuất bán ra nước ngoài

Ông Lê Văn Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 cho biết: “Hiện nay, toàn xã có 420ha chè công nghiệp. Qua các đợt hái từ đầu năm đến nay đã thu được 560 tấn chè tươi, cho trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Việc thu mua chè búp tươi đã được Xí nghiệp chè Tây Sơn thực hiện có trách nhiệm, thậm chí đã có hàng trăm hộ được ứng tiền trước nên bà con yên tâm sản xuất, không lo tồn đọng sản phẩm”.

Bà Uông Thị Kim Yến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Sơn đang có 653 ha chè công nghiệp, dự kiến năm nay sẽ đạt sản lượng hơn 7.300 tấn, riêng vụ xuân năm nay sẽ đạt hơn 2 ngàn tấn. Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng người trồng chè Hương Sơn vẫn phấn khởi bám đồi, tập trung chăm sóc, thu hoạch đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm..."

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Được chính quyền động viên, khuyến khích và có “bà đỡ" là Xí nghiệp chè Tây Sơn chăm lo nên người trồng ở thôn Trung Lưu, xã Tây Sơn (Hương Sơn) yên tâm bước vào đợt thu hái mới

Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn cho hay: "Những tháng đầu năm nay dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ của thị trường chè xuất khẩu. Nhưng chúng tôi đã tập trung, cố gắng đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty diễn ra bình thường và lượng hàng hàng xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 tăng 18%.

Tuy nhiên, hơn 10 ngày nay, thị trường xuất khẩu đóng cửa, bạn hàng ngừng giao dịch, chè khô phải nằm kho nên nguồn vốn lưu động của chúng tôi gặp khó khăn, phải đi vay mượn để sắp tới thu mua hết hơn 800 tấn chè búp theo hợp đồng đã ký kết. Dù biết khó khăn, thiệt hại về kinh tế, thậm chí là thua lỗ nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giữ lời hứa với người dân, không hạ giá thu mua để họ thu hái kịp thời, chăm sóc đầy đủ, đầu tư thâm canh, đảm bảo an toàn chất lượng...”.

Người trồng chè Hà Tĩnh an tâm sản xuất trong mùa đại dịch

Những mẻ chè khô qua công đoạn cuối cùng đang được công nhân Xí nghiệp chè Tây Sơn phân loại, đóng bao cất trữ, chờ ngày thị trường “ấm lại” sẽ xuất bán sang các nước.

“Nếu thị trường chè đóng băng lâu dài, hàng ngàn hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, ngoài chính quyền các cấp thì ngân hàng, bảo hiểm, ngành điện và các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất khác cũng cần có sự vào cuộc hỗ trợ để cùng chúng tôi giải quyết vấn đề, giúp người trồng chè ổn định sản xuất trước biến cố lớn của thị trường” - Giám đốc Xí nghiệp chè Tây Sơn mong muốn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.